Luận về Kinh Thiện Sanh
Tài Liệu Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp I A Dục
Miền Thiện Minh - Hoa Kỳ

I. Mở Ðầu

Mục đích giáo pháp của Ðức Phật là giúp chúng sanh giác ngộ và thoát khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi, chứng ngộ Phật tánh Niết Bàn. Trong đó, sự sống của con người không những được Ðức Phật đề cao, mà vấn đề thuần lương hóa đời sống xã hội qua việc hoàn thành nhân cách với đạo xử thế của người Phật tử tại gia đã được Ðức Phật chỉ dạy tường tận trong Kinh Thiện Sanh.

II. Nội Dung Kinh Thiện Sanh

A. Nguyên Nhân Ðức Phật Nói Kinh

Thiện Sanh là con một trưởng giả giàu có ở thành Vương Xá (còn gọi là La Duyệt Kỳ.) Theo lời trăn trối của cha, mỗi sáng Thiện Sanh ra vườn, quay mặt về sáu hướng mà làm lễ Lục Phương. Công việc hàng ngày ấy, Thiện Sanh làm như cái máy, tuyệt nhiên không hiểu ý nghĩa ra sao.

Phật nhân mang bình bát đi qua, trông thấy như vậy, bèn phương tiện chỉ dạy Thiện Sanh ý nghĩa của Lễ Lục Phương.

B. Phần Chính Của Kinh

1. Rèn Dũa Tự Thân, Trau Giồi Nhân Cách:

Mở đầu, Ðức Phật chỉ rõ 4 loại kiết sử và sáu loại hao tài mà người PHật Tử cần phải dứt trừ để trở thành con người thánh thiện.

    Con người ta sống ở đời, đa số chỉ vì danh vọng và tài sắc trong đó, sáu điều xấu ác sau đây mà kẻ vô trí cho là điều vui thích sẽ gây ra muôn vàn lầm lỗi lớn:
2. Ý Nghĩa Lễ Lục Phương hay Ðạo Xử Thế của Người Phật Tử Tại Gia:

Ðức Phật khuyên Thiện Sanh nên tiếp tục lạy Sáu Phương như lời cha y trăn trối, nhưng thổi vào việc hành lễ ấy một ý nghĩa luân lý có tác dụng giáo dục rõ ràng, như mỗi lần lạy là một lần Niệm Ân, để nhắc nhở mình cư xử thế nào cho hợp lẽ:

Năm phép hiếu đạo của người con đối với cha mẹ là: Năm phép về sự săn sóc thương mến của cha mẹ dành cho con: Năm phép về bổn phận trò thờ kính thầy: Năm phép về tình nghĩa của thầy dành cho trò: Năm phép của chồng thương yêu vợ: Năm phép của vợ yêu thương chồng: Năm phép đối với thân bằng quyến thuộc: Năm phép đối với bạn bè: Năm phép của chủ muốn khuyến khích nâng đỡ người giúp việc của mình: Năm phép của người giúp việc đối với chủ: Năm phép đối với bậc Ðạo Sư: Năm phép của các bậc Ðạo Sư đối với Phật Tử: III. Kết Luận

Từ phép lạy Sáu Phương của Bà La Môn, có lẽ với dụng ý cầu tài cầu lợi, Phật đã phương tiện chuyển đổi ý nghĩa thành một phép tu mà không cải đổi mảy may hình thức, khiến tục lệ khỏi phải bị xáo trộn.

Huynh trưởng chúng ta học và hành theo lời dặn của Ðức Phật qua kinh Thiện Sanh, không những để rèn dũa tự thân, trau dồi nhân cách, mà còn góp phần thuần lương hóa xã hội theo tinh thần Phật Giáo.



Tài liệu tham khảo:
  1. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt (Singàlovàda-Suttanta), Kinh Trường Bộ tập 2, Ðại Tạng Kinh Việt Nam, PL. 2535, 1991
  2. Kinh Thiện Sanh, Kinh Trường A Hàm tập 1, Ðại Tạng Kinh Việt Nam, PL. 2535, 1991

GÐPTVN Hải Ngoại | Thư Viện Lam | A Dục