Trong bất cứ tổ chức nào hay đoàn thể nào cũng có những xung khắc và tranh chấp giữa các cá nhân hay các đơn vị trong ấy.
Mục Ðích của Ðề Tài
Các xung khắc hay tranh chấp xuất phát từ những khác biệt hay bất đồng sau đây:
Hầu hết các xung khắc hay bế tắc vì truyền đạt đều phát xuất từ những lý do và điều kiện sau đây:
1. Phương thức truyền đạt của chúng ta vô cùng phức tạp
Mỗi người chúng ta có một lối truyền đạt riêng biệt từ lời nói, giọng nói, nét mặt, cử chỉ, v.v.. Do đó, muốn hiểu được nhau thật khó khăn và rất dễ sai lầm.
2. Chúng ta được huân tập từ bé để biết "lễ giáo", có nhân cách đứng đắn, "cư xử đúng phép"
Từ đó chúng ta quen đưa nét mặt vui vẻ, hòa nhã, đứng đắn; chúng ta tránh né nói thật cảm nghĩ của mình; đôi khi chúng ta diễn đạt lời nói một đằng, diễn đạt thái độ một nẻo. Hai lối chọi nhau, khiến cho kẻ đối thoại bị bối rối, nghi nan, hiểu lầm.
3. Do ảnh hưởng của phong tục tập quán
Chúng ta được dạy cách hành xử tế nhị ngoại giao, đè nén bất đồng hay giải quyết những tranh chấp theo lối gián tiếp, nói cách khác, chúng ta sợ và tránh xung khắc vì không được dạy phương thức hóa giải một cách khéo léo, chúng ta đưa ra đủ lý lẽ để tránh né tất cả những bất đồng nhỏ nhen. Chẳng đáng gì, sợ làm buồn, không muốn làm phiền...
4. Chúng ta tạo định kiến
Vội vã kết luận và phán đoán thay vì quan sát và nói ra những điều ta nghe được, cảm xúc và nhìn thấy.
5. Chúng ta thiếu hiểu biết về tự thân chúng ta
Thánh nhân xưa có nói "tiền tri kỷ, hậu tri bỉ", nghĩa là muốn biết và hiểu được người, thì ta phải biết và hiểu mình trước.
Lề lối giáo dục của xã hội chúng ta quá chú trọng đến kiến thức bên ngoài hơn là phát triển ý thức tự giác.
6. Chúng ta thiếu khả năng truyền đạt hữu hiệu
Hẳn mỗi chúng ta thường nghe câu than vãn, Người Việt mình chỉ biết chống đối và chỉ trích nhau, chứ không biết đoàn kết và hợp tác. Ðó là vì ta phát triển khả năng tranh đua nhiều hơn khả năng cộng tác; vì ta bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh chia rẽ, phòng thủ, nghi nan. Có lẽ cũng vì phản ứng chống đối ngấm ngầm đối với lệnh im lặng và vâng lời mà chúng ta đã thấm nhuần từ bé. Từ học đường đến xã hội bên ngoài chúng ta không được khuyến khích và không có điều kiện để phát triển khả năng truyền đạt, đối thoại và thảo luận diện đối diện.
Phát Triển Khả Năng Truyền Ðạt
Ðể đối trị các lý do và điều kiện phát sinh xung khắc như vừa trình bày, chúng ta có thể học hỏi và trau dồi khả năng truyền đạt và khả năng hóa giải.
1. Phát triển kiến thức: Tìm đọc sách báo và tài liệu về nhân sinh và tâm lý để giúp ta hiểu biết thêm về người khác. Tập chấp nhận mọi người đều duy lý theo quan điểm của chính họ. Ðừng bắt hay mong rằng họ phải duy lý hay khách quan theo quan điểm của ta.
2. Phát triển khả năng tự giác: Tập quan sát và chứng nghiệm tự thân, tập ngồi thiền mỗi ngày, lúc ngồi thiền chú tâm và quan sát cảm xúc nơi tự thân, đừng tìm cách thay đổi nó. Nên nhờ một vị tăng hay thiền gia giầu kinh nghiệm hướng dẫn.
3. Trau dồi khả năng truyền đạt: Tự nhắc nhở mình rằng truyền đạt là một việc phức tạp và khó khăn để ta chuyên tâm trau dồi. Nó chỉ có thể hữu hiệu khi có sự giao cảm giữa hay chiều. Muốn thế, ta cần làm những điều sau đây:
* Tập luyện cách "nghe để hiểu" chứ không phải nghe để phán đoán
* Tập ứng dụng các khả năng truyền đạt
Thông thường khi gặp xung khác mỗi chúng ta có một lối ứng phó riêng, tùy theo tâm tính, hoàn cảnh, và kết quả mà ta mong muốn.
1. Tranh đua: Thỏa mãn ý muốn của ta, bất chấp ý muốn của kẻ khác (bằng cách bắt buộc cãi lý, dùng cấp bậc, v.v..)
2. Hợp tác: Tìm cách thỏa mãn cả hai bên (bằng cách giải quyết khó khăn, tìm giải pháp mới).
3. Chia sẻ (dung hòa): Chấp thuận một phần ý ta và một phần ý người (bằng cách thương lượng, trao đổi).
4. Tránh né: Lẩn tránh vấn đề, không thỏa mãn bên nào cả (bằng cách làm ngơ, trì hoãn, trút bỏ trách nhiệm).
5. Nhân nhượng: Hy sinh phần mình để thỏa mãn phần người (bằng cách nhượng bộ, thương lượng, v.v..)
Tiến Trình Hóa Giải Xung Khắc
Bước 1: Nêu lên sự xung khắc
Nếu cần, viết ra trên giấy sẽ có hai lợi điểm:
Thí dụ: Hai người muốn ngồi mà chỉ có một ghế.
Mỗi bên chọn lựa một lối tranh chấp nhưng cũng nghiên cứu các lối khác
Bước 4: Ðịnh giới hạn của sự tranh chấp
Mỗi bên liệt kê rõ rệt những điểm muốn đem ra tranh cải. Cả hai cùng ngồi lại và đồng ý tạm gác những điểm nào không trực tiếp liên hệ đến vấn đề tranh chấp, kế tiếp hai bên sẽ thương thảo những điểm còn lại.
Bước 5: Nêu rõ mục tiêu
Yêu cầu mỗi bên nêu ra mục tiêu về sự liên hệ của mình đối với đối phương trong tương lai như thế nào để làm căn bản cứu xét xem những tranh chấp có phù hợp với mục tiêu đó không.
Trong một cuộc tranh chấp hai phe thường chỉ chú ý vào hiện tại mà thôi, do đó ta cần phải đặt sự chú tâm của họ vào tương lai với những câu hỏi như: "Trong cuộc tranh chấp này, mục tiêu dài hạn của A và B hay với đoàn thể như thế nào? Trong tương lai anh A và B và đoàn thể sẽ ra sao? Mỗi người hoặc mỗi đối phương muốn đạt điều gì trong cuộc tranh chấp này?"
Ðây là lúc bạn phải nhớ lại, phải lựa chọn giải quyết theo lối nào.
Bước 6: Phát hiện động lực của tranh chấp
Yêu cầu mỗi bên viết lên giấy những động lực nào đã đưa họ vào vòng tranh chấp và đụng độ làm căn bản thảo luận. Ðôi khi hai bên tranh chấp do sự xúi dục hay đâm thọc của kẻ khác.
Bước 7: Nêu ra những lý do muốn thắng
Yêu cầu hai bên viết ra những lý do vì sao muốn thắng (chứ không phải lý do sẽ giúp họ thắng). Họ được gì nếu thắng.
Lý do thường được đưa ra là bảo vệ danh dự, sợ mất mặt. Nếu cả hai đều đưa ra lý do này, có lẽ xung khắc không còn nữa. Trái lại, họ chỉ cần đưa ra một giải pháp giữ mặt mũi cho nhau.
Bước 8: Viết hòa ước
Những điểm thỏa thuận cần được viết ra rõ ràng trên văn tự để tránh những suy diễn lệch lạc tạo ra tranh chấp mới.
Bước 9: Kế hoạch hành động tương lai
Một thỏa hiệp cần có những kế hoạch hoạt động trong tương lai. Trong đó cần ghi rõ thời gian phải hoàn tất, những nhân vật cần được tường trình, ai chịu trách nhiệm về việc gì, lịch trình các phiên họp tương lai để duyệt xét kết quả. Ngày tháng thi hành và duyệt xét cần nên càng sớm càng tốt. Sau cùng mọi kế hoạch nên có bảng phân công rõ rệt.
Bước 10: Xét lại mối tương quan
Sau khi trải qua tiến trình hóa giải xung khắc, ta cần phải kiểm lại xem mối tương quan giữa hai bên có bị sứt mẻ, trở lại bình thường hay tốt đẹp hơn.
Giai đoạn vô cùng quan
trọng để giải tỏa những phiền muộn
vướng vít trong lòng mỗi người,
để phát triển những điều tốt đẹp
hai bên đã đồng ý nên đạt
nền tảng mới cho sự hợp tác trong
tình tương thân và tương
kính.