Khái Niệm
Khi đề cập đến nghệ
thuật điều khiển thì chúng ta không
thể không đề cập đến nghệ thuật
chỉ huy và lãnh đạo vì giữa
các nghệ thuật này có sự liên
đới chặt chẽ với nhau. Nói chung là
làm thế nào để dưa tổ chức
đến thành công tốt đẹp theo mục
tiêu đã đề ra hoặc công tác
hay sứ mạng đã được giao phó.
Muốn đạt đuợc mục tiêu vừa
kể, người Huynh trưởng GÐPT phải biết
nghệ thuật điều khiển, chỉ huy và lãnh
đạo.
Nghệ Thuật Ðiều Khiển
Ðối với người Huynh trưởng GÐPT, nghệ thuật điều khiển, muốn thành công, phải dựa vào những điều căn bản sau đây:
Ðối Tượng Ðiều Khiển
Nghệ thuật chỉ huy:
nghệ thuật này ngoài việc dùng đến
kỹ thuật điều khiển, người chỉ
huy còn sử dụng nhiều đến quyền
hạn, chức vụ của người cấp
trên bắt người cấp dưới tuân
theo, không cần tham khảo ý kiến, người
thừa hành chỉ thi hành. Áp dụng
phương thức này có thể có
kết quả. Tuy nhiên vì có tính cách
bắt buộc thi hành nên người thừa
hành không hết lòng phục vụ. Họ
chỉ thi hành vì bị bắt buộc trước
quyền lực và sự giám sát, đôi
khi làm lấy lệ, hoặc trốn việc nếu
không có mặt và sự kiểm soát
của vị chỉ huy. Nghệ thuật này có
tính cách ngoài đời hơn là
trong tổ chức GÐPT.
Nghệ thuật lãnh đạo: Ngược lại với nghệ thuật chỉ huy, nghệ thuật lãnh đạo ít dùng quyền lực mà nhờ vào sự hiểu biết và tự nguyện. Người lãnh đạo phải có cả tài lẫn đức và luôn luôn làm gương mẫu cho người dưới cảm phục, khiến họ đem hết tâm lực phục vụ không cần đến sự đôn đốc và kiểm soát của cấp trên. Vì hiểu biết được bổn phận và ích lợi của tập thể, họ có thể hy sinh đến sinh mạng để đạt được mục tiêu đã giao phó và thành quả đương nhiên vô cùng tốt đẹp. Ðây mới chính là nghệ thuật điều khiển cần thiết của một người Huynh trưởng GÐPT. Ngoài các đức tính kể trên, người Huynh trưởng phải lấy "Bi, Trí, Dũng" làm phương châm và tinh thần "Lục Hòa" làm kim chỉ nam. Nói một cách khác, điều khiển một đơn vị trong tổ chức GÐPT phải lấy châm ngôn và điều luật của tổ chức làm căn bản.
Những Ðiều Phải Nhớ