Bậc Chân Cứng



Mục Lục
Lịch Sử Ðức Phật Thích Ca
(từ Xuất Gia đến Nhập Diệt)

Nửa đêm mùng Tám tháng Hai, Thái Tử Tất Ðạt Ða cùng người hầu cận là Xa Nặc cởi ngựa Kiền Trắc vượt cửa thành ra đi. Ðến sông A Nô Ma, Ngài xuống ngựa, cắt tóc, cởi đồ trang sức giao cho Xa Nặc mang về cung báo cho Vua Tịnh Phạn biết ý định đi tìm Ðạo giải thoát cho chúng sanh của Thái Tử. Trên đường đi gặp người thợ săn Thái Tử cởi áo mình đổi lấy quần áo của người thợ săn, cương quyết từ giả cảnh đời xa hoa, vương giả.

Trước hết Thái Tử tìm hiểu và tu những Ðạo đang có ở trong nước, tìm xem Ðạo nào là chân chánh giải thoát cho tất cả chúng sanh. Ðến thành Vương Xá, rừng Bạt Già Thái Tử hỏi Ðạo của các vị Tiên tu khổ hạnh, để được lên các cõi trời, nhưng nhận thấy chưa phải là Ðạo chân chánh giải thoát. Ðến phía Bắc thành Tỳ Xá Lỵ Thái Tử hỏi Ðạo ông A La La tu để lên cõi trời Vô Tưởng nhưng Ngài cảm thấy cũng chưa phải là Ðạo giải thoát. Rồi Ngài đến hỏi Ðạo ông Uất Ðầu Lam Phất, tu để sanh về cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ; Thái Tử đã tu theo và chứng được, nhưng Ngài cũng nhận rằng cõi ấy chưa phải là cảnh giải thoát.

Sau ba lần hỏi Ðạo Thái Tử nhận thức rằng các Ðạo hiện hành không có Ðạo nào là chân chánh giải thoát, Ngài nghĩ phải tự mình tu tập mới tìm rõ Ðạo chân chánh. Ðến rừng Ưu Lâu Tần La, phía Nam núi Tượng Ðầu, bên sông Ni Liên Ngài cùng năm anh em ông Kiều Trần Như tu khổ hạnh. Trong sáu năm Ngài cương quyết ép xác mình cho đến mỗi ngày chỉ ăn một hạt gạo hoặc một hạt mè mà thôi. Ðến một ngày kia thân xác Ngài tiều tuỵ té xỉu chết giấc. Lúc ấy có một người đàn bà tên Tu Xà Ðề thấy Ngài nằm dưới gốc cây liền mang sửa đến dâng. Khi tỉnh dậy, Ngài hiểu rằng tu khổ hạnh chưa phải là Ðạo giải thoát. Ngài xuống sông Ni Liên tắm rửa sạch sẽ, rồi đến gốc cây Bồ Ðề trải cỏ làm nệm, ngồi tọa thiền và thề rằng: "Nếu ta không chứng Ðạo giải thoát cho chúng sanh thì thề trọn đời không rời khỏi cây Bồ Ðề này."

Trong lúc Ngài định tâm tu tập các Ma Vương sợ Ngài thành Ðạo sẽ giác ngộ cho muôn loài bèn rủ nhau đến tìm cách phá Ngài, nhưng Thái Tử quyết tâm tu tập đã thắng tất cả những sự phá phách của Ma Vương. Sau bốn mươi chín (49) ngày tu tập dưới gốc cây Bồ Ðề, đến đêm mùng Tám tháng Mười Hai Thái Tử chứng Ðạo vô thượng, thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni.

Ðức Phật Thích Ca đến vườn Lộc Uyển thuyết Pháp Bốn Ðế (Khổ, Tập, Diệt, Ðạo) cho năm người bạn cùng tu khổ hạnh là nhóm Kiều Trần Như, và họ trở thành đệ tử Phật, từ đó mới có đủ ba ngôi báu là Phật, Pháp, và Tăng.

Ðức Phật thuyết Pháp và giáo hóa chúng sanh hơn bốn mươi chín (49) năm, Ngài độ cho vô số đệ tử giàu nghèo sang hèn đủ mọi tầng lớp. Trong lúc còn tại thế Ngài đi thuyết Pháp trong chín (9) tháng nắng ở xứ Ấn Ðộ, còn ba tháng mưa thì ở lại tịnh xá để chuyên tu.

Biết mình sắp nhập Niết Bàn, đêm trăng tròn tháng hai Ấn Ðộ, Ngài tụ tập các hàng đệ tử tại xứ Câu Ly, rừng Xa Nại, treo võng nơi hai cây Song Thọ, giảng dạy khuyên bảo lần cuối, trao y bát cho cho đệ tử là ngài Ca Diếp để tiếp tục truyền Ðạo, rồi từ giã mọi người mà nhập Niết Bàn. Ngài hưởng thọ tám mươi (80) tuổi.

The History Of Thich Ca Buddha

(From Monkshood to Nirvana)

During the middle of the night on February, prince Tất Ðạt Ða on his horse Kiền Trắc along with his closet servant Xa Nặc left the palace. Arriving at the A Nô Ma river he cut his hair, took off his jewelry and gave them to Xa Nặc to bring back to King Tịnh Phạn. The King was to be told that the prince was on a quest to find a method of freeing beings from all sufferings. On his journey he met a hunter and traded clothing with him, leaving behind his life of royalty.

He first studied all the different existing religions and methods in the country. Upon arriving in the city of Vương Xá, of the Bạt Già forest he studied with the angel the method of hardship, in order to get into the different heavenly places. However, he saw that it was not the correct method for ending all sufferings. Up north, in the city of Tỳ Xá Lỵ he studied the method of getting to the heavenly place call Vô Tưởng Xứ from A La La. Still, he decided that was not the correct method to end all sufferings. Afterwards, he studied the method to get to the heavenly place of Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Yet again, he decided that it was not the correct method.

After three tries with the different methods he realized that there was no correct method at the time and that he would have to find the correct method on his own. He went to the Ưu Lâu Tần forest south of the Tượng Ðầu mountains by the Ni Liên river with the group of Kiều Trần Như that consisted of five persons. They studied and practiced the method of hardship for six years. Its force himself to such an extent that he would only eat one grain of rice or sesame seed each day. One day he fainted due to the hardship. At that time a person named Tu Xà Ðề saw him and brought him some milk to drink. When he regained conscientious he realized that the method of hardship was not the correct method. He the bathed in the river, sat under the tree Bồ Ðề and meditated vowing, "If I can not find the correct method to end all sufferings I will never leave this tree."

He intends seeking a method to end all sufferings. The demons were afraid that he would achieve his goal so they went to distract him, but he was determined to achieve his goal and so was successful in ignoring all their distractions.

After forty-nine days, on the 8th of December, of meditation under the Bồ Ðề tree he found the true and correct method and became the Buddha with the title Thích Ca Mâu Ni.

Thích Ca Buddha went to Lộc Uyển garden and preached the Four Noble Paths to five friends who studied the method of hardship with him, the group of Kiều Trần Như. They then became disciples of Thích Ca Buddha. From that point on the Three Jewels arise Buddha, Dhrama, and Shanga (Phật, Pháp và Tăng).

Buddha preached for more than forty-nine years. He assists many people of all classes and characters. While still on earth he preached in India during the nine warm months. The other three months he stayed indoor to practice.

Knowing that he was about to reach Nirvana, on February 15 of the Luna calendar, he gathered all his disciples, at Câu Ly in the Xa Nại forest, hang the hammock between two Song Thọ trees, to preach to his disciples for the last time. He then gave his attire to his disciple Ca Diếp so that he can continue teaching Buddha's methods. He then said good-bye to everyone. He was eighty years old.


Mục Lục


Cách Thức Sử Dụng Chuông Mõ

Chuông mõ giúp cho buổi lễ Phật, tụng kinh được trang nghiêm, đều đặn và tạo được sự thành kính và thanh tịnh. Muốn đạt được ý nghĩa trên cần phải đánh chuông mõ thật đúng cách.

I. Trước Khi Lễ:

A. Hai đoàn sinh được chỉ định thủ chuông mõ vào chánh điện lau chùi, dọn dẹp bàn thờ Phật, Bồ Tát, Tổ cho sạch sẽ và ngăn nắp, đốt nến, thắp hương cho mỗi lư hương, và thắp riêng ba nén hương dành cho vị chủ lễ.

B. Hai đoàn sinh thủ chuông mõ đứng đối diện nhìn thẳng nhau chứ không nhìn vào bàn Phật, nhìn vị chủ lễ để theo dõi khi đánh chuông mõ.

C. Ðánh một tiếng chuông thong thả để tất cả đoàn sinh và Huynh Trưởng vào chánh điện, tất cả ngồi tịnh tâm đợi vị chủ lễ vái Tổ xong.

D. Ðánh một tiếng chuông cho tất cả đứng dậy chắp tay ngay ngắn, vị chủ lễ lễ Phật ba lạy.

II. Trong Khi Lễ:

A. Niệm Hương, cử bài Trầm Hương Ðốt, Tán Phật, Ðảnh Lễ:
1) Ðánh một tiếng chuông sau mỗi bài niệm hương, tán Phật.
2) Trong khi hát bài Trầm Hương Ðốt, đánh một tiếng chuông trước khi chấm dứt mỗi câu niệm "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật".
3) Sau mỗi câu Ðảnh Lễ đánh một tiếng chuông, tất cả đều lạy.

B. Khai Chuông Mõ:
- Chuông: 3 tiếng rời 0 0 0
- Mõ: 7 tiếng (4 tiếng rời, 2 tiếng liên tiếp, 1 tiếng rời) X_X_X_X_XX_X
- Chuông mõ: 1 tiếng chuông,1 tiếng mõ 3 lần 0 X_0 X_0 X
- Mõ: 1 tiếng rời, 2 tiếng liên tiếp, 1 tiếng rời X_XX_X

C. Tụng Bài Sám Hối:
- Mõ: đánh tiếng thứ hai (tử), bỏ tiếng thứ ba (kính), đánh tiếng thứ tư (lạy) rồi tiếp tục đánh từng tiếng bắt đầu tiếng thứ năm (đức) trở đi.
- Chuông: đánh một tiếng sau khi đọc câu "Thành Tâm Sám Hối".
- Mõ: đánh thúc hai tiếng trước khi chấm dứt bài "Sám Hối Nguyện"
- Chuông: đánh một tiếng sau khi chấm dứt bài "Sám Hối Nguyện"

D. Tụng Danh Hiệu Phật và Bồ Tát:
- Mõ: đánh từng tiếng từ đầu và hơi nhanh hơn bài "Sám Hối Nguyện"
- Chuông: trước khi dứt mỗi danh hiệu đánh một tiếng chuông.

E. Tụng Bài Chú:
- Mõ: đánh nhanh hơn khi tụng các bài chú.
- Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt bài chú.

F. Tam Tự Quy:
- Mõ: đánh thong thả (chậm).
- Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt mỗi câu Tự Quy Y.

G. Hồi Hướng:
- Mõ: đánh thong thả (chậm).
- Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt bài "Hồi Hướng Công Ðức"

H. Ðọc Các Ðiều Luật:
- Mõ: xong bổn phận không đánh nữa.
- Chuông: đánh một tiếng khi xong các điều luật của Oanh Vũ và một tiếng khi xong các điều luật của ngành Thanh, Thiếu, và Huynh Trưởng.
- Chuông: đánh 3 tiếng chuông chấm dứt buổi lễ Phật.
- Chuông: vị chủ lễ đánh chuông (3 lần) để hai đoàn sinh thủ chuông mõ lễ Phật (3 lạy).

III. Sau Khi Lễ:

A. Hai đoàn sinh thủ chuông mõ thâu kinh, sắp gọn gàng vào vào tủ kinh.

B. Hai đoàn sinh thủ chuông mõ tắt nến, dọn dẹp bàn thờ trước khi ra ngoài.

How to Use the Bell andWooden Gong

The bell and wooden gong help in the ceremonies by allowing for a more solemn, rhythmic, calm, and sincere worshipper. In order to achieve the above you must know the proper methods of using the bell and wooden gong.

I. Before The Ceremony:

A. Two people chosen to do the bell and wooden gong must go into the main hall of the temple first and clean up the altar of Buddha, Bodhisatvas, and ancestors. Then light the candles, and incense for each table. Finally, light three separate incense for the ceremonial leader.

B. The two people performing the bell and wooden gong must stand on opposite side's facing each other and not at Buddha's altar. They should also look at the ceremonial leader for sign to help in the rhythm of the bell and wooden gong.

C. Strike the bell three times to let the other people in. Once everyone is in they should sit in meditation, waiting for the ceremonial leader to finish paying his respects to the ancestors and come out to perform the ceremony.

D. Strike the bell one to allow everyone to stand up straight with their hands together in front of their chest, and the ceremonial leader the prostrates himself three time to Buddha.

II. During The Ceremony:

A. Niệm Hương, prayer song "Trầm Hương Ðốt", Tán Phật, Ðảnh lễ

1) Strike the bell once after each prayer of Niệm Hương and Tán Phật.

2) During the prayer song "Trầm Hương Ðốt" strike the bell once after each verse "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật."

3) Strike the bell once after each verse of (đảnh lễ). Everyone prostrates themselves.

B. The Starting Beats
- Bell: 3 times O O O
- Gong: 7 times ( 4 normal, 2 fast, 1 normal) X X X X XX X
- Bell/Gong: 1 bell, 1 gong (3 times) OX OX OX
- Gong: 4 times (1 normal, 2 fast, 1 normal) X XX X

C. Chanting of the Prayer of Repent
- Gong: Start on second word (tử), skip the third word (kính), strike on fourth word (lạy) continue strike and start from fifth word (đức) on.
- Bell: Strike one after verse "Thành Tâm Sám Hối"
- Gong: Two quick strikes at the end of the prayer
- Bell: One strike at the end of the prayer

D. Chanting the Title of the Buddhas and Bodhistavas:
- Gong: Strike on everyone syllable and at a faster beat than the prayer of repent.
- Bell: One strike before the end of each title

E. Chanting of the (Bài Chú) prayer
- Gong: Strike faster pace when chanting (Bài Chú)
- Bell: One strike before the end of the prayer

F. The three jewels (Ba Tự Quy)
- Gong: Strike slowly.
- Bell: One strike before the end of each prayer

G. Dedication (Hồi Hướng)
- Gong: Strike slowly.
- Bell: One strike before the end of the prayer

H. Reciting of the Precepts
- Gong: Finished
- Bell: One strike after three percepts for the younger members and one strike after five percepts of the older members.
- Bell: The ceremonial leaders strike three times for the two members who performed the bell and gong to prostrate themselves before Buddha.

III. After The Ceremony:

A. The two members who did the bell and gong should collect the prayer books and put them up in the room of prayer books.

B. The two members who did the bell and gong should blow out the candles, turn off the lights on the altar and clean up the area before leaving.


Mục Lục


Ý Nghĩa Màu Lam

Màu Lam là màu dịu hiền, màu hòa hợp được với tất cả các màu sắc khác. Gia Ðình Phật Tử chọn màu Lam làm màu áo để dễ hoà hợp tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.

Mặc áo màu Lam vào làm lòng người dịu lại, không nóng nãy không u buồn và tạo được sự mến thương của mọi người chung quanh.

The Meaning of the Gray Color

Gray is a soft sweet color; it harmonizes all other colors and is pleasant to look at. The Buddhist Youth Organization chooses Gray for the color of their shirt because it carries the meaning that our group is easily blended in with other groups. We are open minded, and indiscriminate against people for their status in society, skin color, or their wealth.

When wearing the Gray shirt as part of our uniform, we sense a feeling of tranquillity and peacefulness. Our hearts are calm; therefore, a good living condition is generated our temper is well controlled. Hence, getting along with others become an easy task.


Mục Lục


Em Ði Họp Ðoàn

Ðến với Ðoàn có nhiều ích lợi, được học được chơi, có anh tốt, bạn hiền nên em phải cố gắng đi họp chuyên cần, hăng hái trong tất cả việc Ðoàn để làm cho Ðoàn càng ngày càng mạnh, càng đông, càng vui.

Em luôn luôn ngoan ngoãn vâng lời anh chị dạy bảo, nhường nhịn bạn bè và khuyến khích bạn lo tu học cho tấn tới.

Weekly Participation/Meeting

There are many benefits in joining the Buddhist Youth Organization. Besides being educated, we also play, make new friends, have leaders who set good examples for us to follow. There, we should participate regularly. Be enthusiastic in everything we do for Buddhist Youth Organization in order to build a stronger, larger, and more fun organization.

We always be good and listen to our leaders teachings, make concession and encourage our friends to join Buddhist Youth Organization, and learn Buddha's teachings to improve ourselves.


Mục Lục


Ý Nghĩa Chào Kính Của Gia Ðình Phật Tử

Gia Ðình Phật Tử dùng ấn Cát Tường để chào nhau khi mặc đồng phục. Chào theo lối này để biểu lộ tinh thần đoàn kết, tinh thần kỷ luật và sự hòa hợp của tổ chức Gia Ðình Phật Tử.

Cách bắt ấn Cát Tường: Người chào đứng thẳng, mặt hướng về nguời mình chào, tay phải gập lại, cánh tay song song với thân người, lòng bàn tay hướng về phía trước, cùi chỏ gần sát thân người và ngang hàng với tầm lưng, đừng quá ra phía sau hay phía trước, các ngón tay khép vào nhau, ngón tay cái đè lên ngón đeo nhẫn (ngón áp út) trong khi ngón này gấp lại, mủi bàn tay ngang tầm vai. Tay trái xuôi theo người. Người được chào phải chào lại người chào mình.

Ngoài ra chào theo lối bắt ấn Cát Tường còn có mục đích nhắc nhở chúng ta lắng lòng cho trong sạch, giữ vững niềm tin Phật, nhớ lời Phật dạy, tránh dữ làm lành.

Chính đức Phật thường dùng ấn này để phóng hào quang cứu độ chúng sanh.

Các phương cách chào kính trong Gia Ðình Phật Tử:

1. Chào nhau khi gặp mặt lần đầu tiên trong ngày, người nhỏ chào người lớn trước.
2. Khi đi từng đoàn gặp anh chị trưởng chỉ người hướng dẫn chào mà thôi.
3. Khi gặp đám tang tất cả đều chào một lần.
4. Khi chào cờ Ðoàn chào một lần, lúc hát bài ca chính thức Ðóa Sen Trắng không chào.
5. Khi gặp chư Tăng Ni chắp tay vái chào, đi từng đoàn người hướng dẫn chào chư Tăng Ni.
6. Khi gặp quý Bác trong khuôn hội, Phật Tử lớn tuổi, anh chị trưởng mặc thường phục vòng tay cuối đầu chào.

Giữ yên lặng trong khuôn viên chánh điện Chùa để tỏ lòng thành kính.

The Meaning of Salute and Respect in Buddhist Youth Organization

The Buddhist Youth Organization uses the Wisdom seal to salute each other when in uniform. Saluting this way signifies law and order and the unity of our organization.

How to salute with the Wisdom Seal: The salutor is standing straight facing the salutee, right arm is bent upward with elbow close to side, upper arm is parallel with side of body, palm is facing the front. All fingers are closed together not spread out. Thumb goes on top of ring finger, hand is at shoulder level. Left arm is left hanging down the side. The salutee will salute the salutor the same way.

In addition, when saluting with the Wisdom seal, we are reminded to keep silent, maintain our belief in Buddha. We also Buddha's teaching to avoid cruel actions, be kind to all beings and always strive to purify our mind, body and soul.

Buddha himself had used the Wisdom seal to spread halo to save beings from suffering.

Other ways to salute in the Buddhist Youth Association:

1. Salute when meet the first time of the day. The younger one should salute the older first.
2. When in group, only the leader of that group salute.
3. When run into funeral, everyone salute at the same time.
4. When giving respect to the Organization's flag. Keep in mind that we salute before singing the song White Lotus (Ðóa Sen Trắng). No saluting during the song.
5. When see the monks, both hands together in a praying manner to salute. If go in group, only the leader salute.
6. When see the elder members of the church or leaders not in uniform, arms are crossed in front of chest and head is bowed forward to salute.

One need to be quiet when in or around the temple main hall (Chánh Ðiện) to show one's respect.


Mục Lục


Sáu Phép Hòa Kính

I. Ðịnh Nghĩa:

Sáu phép Hòa Kính là chung hòa thành từng đoàn và sống đúng theo tinh thần lục hòa, là sáu nguyên tắc căn bản để các bậc xuất gia sống hòa hợp với nhau.

A. Thân Hòa Ðồng Trú: Cùng chung một việc làm, sống chung một chỗ với nhau, đoàn kết và xem nhau như anh em ruột thịt. Như các vị xuất gia cùng sống chung một chùa và bao giờ cũng đồng chung công việc làm với nhau.

B. Khẩu Hòa Vô Tranh: Không dùng lời nói thô ác, cải mắng nhau mà sinh ra giận hờn. Có điều gì không đồng ý, thì cùng nhau lấy lời hòa nhã giải thích cho nhau đồng hiểu.

C. Ý Hòa Ðồng Duyệt: Nghĩa là ý kiến dung hòa với nhau, không có mỗi người mỗi ý, làm việc gì cũng phải hỏi ý kiến với nhau, sau khi thỏa thuận rồi mới thi hành.

D. Giới Hòa Ðồng Tu: Luôn luôn giúp đỡ lẫn nhau và đồng tuân theo giữ gìn giới luật.

E. Lợi Hòa Ðồng Quân: Những quyền lợi gì có được thì phải đồng chia đều với nhau, không có kẻ ít người nhiều.

F. Kiến Hòa Ðồng Giải: Mọi sự hiểu biết đều phải giải thích cho nhau cùng hiểu, cùng học chứ không phải giữ lấy riêng một mình.

II. Kết Luận:

Ðức Phật đã đặt ra sáu phép Hòa Kính nầy làm nguyên tắc cho các bậc xuất gia chung sống với nhau, đem sự hòa đồng trong chúng để cùng nhau sống theo lời dạy của Ðức Phật, tinh tấn trên con đường giải thoát và giác ngộ. Chúng ta là những Phật Tử, phải luôn luôn cố gắng sống theo tinh thần Lục Hòa hầu tinh tấn trên đường tu học.

The Six Harmonies

I. Definition:

The six rules of unity inform are set by Buddha for his followers in order to bring about unity and harmony.

A. Bodily Unity Inform Of Dwelling: Work together, live together in unity and love each other like brother and sisters.

B. Orally Unity Inform Of Not Fighting: Do not say harmful things; do not quarrel to bring about anger.

C. Mentally Unity In Joyce: Consider everybody's idea and work out a common solution to satisfy all parties, only then can tasks be accomplished.

D. Morally Unity In Observing The Precepts: Always encourage and help each other to practice Buddhism.

E. Economically Unity In Sharing Of Goods: Benefits gained by individual or by groups must be shared equally with others.

F. Doctrinal Unity In View And Explanation: Share your knowledge and understanding with others so everyone can improve together and reach the same level of understanding.

II. Conclusion:

Buddha is the enlightened one who developed the principles of the six rules of unity inform for his followers so they can learn and work together in an atmosphere of brotherhood. As Buddhists, we need to always live by these rules in order to better ourselves in practicing Buddhism.


Mục Lục


Chuyện Tiền Thân

Chiếc Cầu Muôn Thuở

Trong một khu rừng xanh tươi thuộc núi Hy Mã Lạp Sơn, xứ Ấn Ðộ, có một cây xoài khổng lồ mọc cạnh bờ sông Hằng.

Trên cây, có một đàn vượn cả ngàn con họp thành một quốc gia riêng biệt, do một vượn chúa thân hình đẹp đẽ, sức mạnh phi thường đứng đầu. Ðến mùa xoài trổ trái to, thơm, ngon đó là lương thực đủ dùng cho cả quốc gia vượn.

Vượn chúa cẩn thận lắm, nó ra lệnh cho tất cả bầy vượn ăn hết trái xoài khi xoài còn xanh, không được đợi xoài chín, cả đoàn vâng lời làm theo. Nhưng rủi thay, một chuyện không may xảy đến. Một trái xoài to bị tổ kiến che lấp nên dần dà chín mùi rồi rụng xuống sông trôi theo giòng nước. Nước cuốn trái xoài chín vào trong hồ bơi của Vua xứ Ba La Nại, gặp đúng lúc nhà Vua đang tắm. Ðược quả xoài to chín thơm nên nhà Vua ăn thử lấy làm thích thú và hôm sau ra lệnh cho quân lính chèo thuyền theo dòng sông đi tìm chỗ cây xoài mọc.

Sau ba ngày mệt nhọc nhà Vua và quân lính tìm được cây xoài vĩ đại ấy và nhìn thấy trên cây đàn vượn đang chuyền cành. Nhà Vua tức giận ra lệnh tàn sát đàn vượn đã hổn xược ăn hết xoài chín ngon trước nhà Vua.

Nhưng trời đã sẩm tối, quân lính phải bao vây chờ hôm sau mới ra tay.

Ðêm đó đàn vượn vô cùng hoảng sợ. Riêng vượn chúa lại rất bình tỉnh, nó lén đến cành cây ngã về phía dòng sông, lấy hết sức phóng qua khỏi bờ bên kia. Vượn chúa tìm được những đoạn dây và hết sức vui mừng nối lại rồi buộc một đầu vào gốc cây còn đầu kia buộc vào thân mình. Ðoạn vượn chúa dùng kết sức lực phóng về phía cành xoài với mục đích bắt thành chiếc cầu dây cứu đàn vượn. Rủi thay sợi dây ngắn một đoạn nên khi hai chân trước vừa bám được vào cành cây thì dây đã căng thẳng và chính thân của vượn chúa nối thế một đoạn dây.

Vượn chúa ra lệnh cho cả đoàn vượn lần lượt sang sông. Bầy vượn ngần ngại vì phải dẫm lên mình vượn chúa. Nhiều con cảm động khóc nhưng tình thế bắt buộc đành phải trốn thoát sang sông. Con vượn cuối cùng khá lớn tên là Davadatta vốn ganh ghét vượn chúa nên nó dẫm mạnh lên mình của vượn chúa. Vượn chúa đau đớn gần muốn chết nhưng vẫn cắn răng chịu đựng để cứu con vượn gian ác ấy qua sông thoát chết.

Qua được sông rồi, con vượn Devadatta nhìn lại lấy làm ân hận, rơi hai giòng lệ vì thấy vượn chúa lông lá tơi bời không cử động được nữa.

Sáng dậy vua Ba La Nại truyền lệnh tiến quân, nhưng tất cả đều lấy làm lạ vì trên cây không còn con vượn nào cả. Nhìn lại chỉ thấy một chiếc cầu dây bắt ngang sông, từ mình một con vượn lớn. Các thợ rừng cho biết dó là con vượn chúa. Bấy giờ nhà Vua mới hiểu thấu đầu đuôi và tĩnh ngộ. Ngài nghĩ đến sự ích kỷ của mình chỉ vì những trái xoài mà định gây nên sự tàn sát thảm khốc. Ngài liền ra lệnh lui quân và tự tay vuốt ve săn sóc cho đến khi tĩnh lại.

Sự hy sinh của vượn chúa làm cho nhà Vua hối cải sửa đổi cách trị dân và làm lành tránh ác.

Vượn chúa là tiền thân của đức Phật Thích Ca.

The Story of Buddha's Past Life

The Unforgettable Bridge

In the green forest part of Hy Mã Lạp Sơn mountain in India, there exist a giant mango tree growing along the side of Hằng river.

On the tree, there lived thousand of monkeys all under one nation led by the beautiful King Monkey with an incredible strength. They lived by themselves away from the rest of the world, and their main source of food is mango. When the mango season arrived, the mango is at its full-sized, has a sweet scent, and delicious. The mango tree can feed the entire monkey nation.

The King Monkey was very careful. It orders all the monkeys to eat all the mango when the mangos were still green, never wait until they are ripe. When it gave orders, all the monkeys followed. Unfortunately, something unexpected happened. One huge mango was covered by ants nest until it was so ripe that it fell into the river flowing along the water. The twisted water led the mango to Ba La Nại country into the King's swimming area where he was bathing. The King tried the fruit and loved it so much that the next days he ordered his people row the boats along the river in searching for the mango tree.

After three long tired days, the King and his people located the giant mango tree and also saw the monkeys on the tree swinging from branches to other branches. The King goes upset so he orders his people to kill all the monkeys for eating all the delicious mangos in front of him. But the sky was getting dark, so they have to start first thing tomorrow.

That night the monkeys were so afraid except the King Monkey who maintained very calm. It quietly sneaked out to the branch that leaned toward the river, then used all its strength swinging itself to the other side of the river. The King Monkey was overjoyed when he found section of the ropes. He tied different sections together forming one rope. He then tied one end of the rope to the tree and the other end onto himself. The King Monkey himself the swung himself back to the mango tree with the purpose of forming a rope bridge to save the other monkeys. Unfortunately, the rope was too short. With his two front legs, he stretched to grab one of the branches that straightened the rope and he himself filled in the missing gap between the tree and the rope.

The King Monkey then ordered the entire monkey nation to quickly cross the river. The monkeys felt awkward of having to step on the King Monkey. Some monkeys were touched by the King Monkey's action that they burst into tears, but they had no choice. There was a big monkey by the name Davadatta who is very jealous of the King Monkey, so it stomped on the King Monkey as it crossed the river. The King Monkey was so much in pain that it bit its teeth to let Davadatta cross with an effort to help rescue him.

After crossing the river, Davadatta looked back with tears in his eyes, and felt regret when he saw the King Monkey did not show any movement and his hair was falling all over.

When morning arrived, the King of Ba La Nại country orders his people to move ahead. When they got there, they were very supprised because there was no sign of monkey on the tree, and they saw the bridge made out of rope across the river with a monkey hanging from it. The hunters indicated to the King that the hanging monkey is the King Monkey. The King finally understood the whole story and realized what had happened. He then ordered his people to move back and with his own hand stroke the King Monkey and took good care of it until it become conscious.

The King Monkey's acts of sacrificing affect the King in many ways. It changed the way he treated his people, taught him does good deeds, and never does anything that will cause suffering to others.

The King Monkey is Buddha's previous life.


Mục Lục


Chuyện Tiền Thân

Con Voi Hiếu Nghĩa

Ngày xưa ở xứ Ba La Nại có một vị Vua thường dẫn lính vào rừng săn bắn. Một hôm nhà Vua thấy một con voi trắng tuyệt đẹp, vua bắt về sai lính trông nom cẩn thận và lo cho ăn uống sung sướng.

Nhưng kể từ khi bị bắt, voi chỉ khóc đầm đìa không chịu ăn uống. Tên lính trông nom liền trình lên nhà Vua điều ấy. Vua liền tự mình đến chuồng và hỏi voi tại sao không ăn uống mà cứ khóc mãi như thế.

Voi liền quỳ xuống thưa rằng:

- Tâu bệ hạ, tôi còn cha mẹ già ở rừng xanh không thể đi kiếm ăn được, chỉ trông cậy vào mình tôi. Nay tôi sa cơ bị bắt, cha mẹ tôi chắc sẽ chết đói. Thà tôi chịu chết còn hơn sống mà không làm tròn hiếu đạo.

Nghe xong nhà Vua động lòng thương mến thả cho voi về rừng. Voi quỳ xuống tạ ơn và hứa sẽ trở lại hầu hạ Vua sau khi nuôi dưỡng cha mẹ già đến khi qua đời. Xong voi vội vã chạy về rừng, nơi cha mẹ ở.

Mười hai năm sau, khi Vua đang ngự tại triều, bỗng thấy con voi năm trước trở lại, thân thể gầy còm. Voi quỳ xuống thưa với nhà Vua là cha mẹ voi đã qua đời. Nhớ lời hẹn xưa voi trở về hầu hạ Vua.

Nghe xong Vua khen con voi có hiếu nghĩa, biết giữ lời hứa nên sai người trông nom con voi quý đến già chết.

Con voi ấy là tiền thân của đức Phật Thích Ca.

The Story of Buddha's Past Life

The Pious and Loyal Elephant

Long time ago in Ba La Nại country, there lived a King who usually leads his knights into the forest to hunt. One day the King saw a beautiful white elephant. He then captured it and brought it back to the kingdom, and directed his knights to watch it carefully, and make sure the elephant eat and stay happy.

From the time the elephant was captured, it did not eat or drink but cried in suffusion. One of the knights immediately presents the situation to the King. The King himself then went to the elephant's cage and asked why it did not eat or drink but cry so much.

The elephant knelt down and replied:

- Your majesty, I still have my old parents who still live in the green forest unable to go out searching for food to eat. I am the only one that they can depend on. Unfortunately I was captured, at this moment my parents are probably dying from starvation. I rather die than live unable to fulfill my duty as a son.

After having listened to the elephant, the King was touched and set the elephant free to go back to the forest. The elephant knelt down to express his gratitude to the King and promised that after his parents died, he will come back to serve the King. Afterward the elephant ran hurriedly back to the forest where his parents live.

Twelve years later when the King was resting a the court, the elephant appeared looking very thin. The elephant knelt down and announced to the King that his parents had passed away, and now he is back to serve the King as he had promised years ago.

After listened to the elephant, the King complimented the elephant for its pious sense and for keeping his promise. The King then directed his people to the take care this precious elephant until it passed away.

The elephant was one of Buddha's previous life.


Mục Lục


Mẫu Chuyện Ðạo

Thầy Tỳ Kheo với Con Ngỗng

Một Thầy Tỳ Kheo mang bình bát ghé một nhà giàu có để khất thực. Bà chủ nhà đang trò chuyện vô ý đánh rơi chiếc nhẫn xuống sàn nhà. Lúc đó có một con ngỗng đi qua và nuốt ngay chiếc nhẫn vào bụng. Khi chủ nhà biết mất chiếc nhẫn liền hỏi Thầy Tỳ Kheo có thấy rơi chỗ nào không, nhưng Thầy Tỳ Kheo vẫn im lặng không trả lời.

Sanh nghi Thầy Tỳ Kheo nhặt và giấu chiếc nhẫn quý nên chủ nhà nhiếc mắng thậm tệ và đánh đập, nhưng Thầy Tỳ Kheo vẫn im lặng chịu đau không nói gì cả.

Một lúc sau người nhà báo tin con ngỗng tự nhiên ngã ra chết. Bấy giờ Thầy Tỳ Kheo mới chậm rãi nói rằng:

- Hồi nãy tôi thấy con ngỗng nuốt chiếc nhẫn của bà chủ. Chủ nhà cho người mổ ruột ngỗng và quả nhiên tìm thấy được chiếc nhẫn đã bị mất.

Quá hối hận, chủ nhà liền sụp lạy Thầy Tỳ Kheo và lễ phép thưa rằng:

- Trước đây Thầy thấy con ngỗng nuốt chiếc nhẫn, tại sao Thầy không cho con biết, con hỏi nhiều lần Thầy vẫn im lặng đến nỗi con xúc phạm đến thế, mà Thầy vẫn không trả lời?

Thầy Tỳ Kheo chậm rãi nói:

- Thà tôi bị nhiếc mắng, bị đánh đập mà giữ được đạo hạnh chứ nếu tôi nói cho bà biết thì con ngỗng ẽ bị sát hại, việc ấy không bao giờ kẻ tu hành dám làm.

The Monk and the Goose

One day, a monk on the way to the village seeking food, stops at the house and was invited in. While talking, the host dropped his ring on the floor. A goose passed by and swallowed it. After a while, the host noticed the ring was missing, got suspicious and accused the monk of taking it.

At that time, a servant came in to say the goose had just died of unknown causes. The monk then said, "When the ring slipped off your finger and fell to the floor, I saw the goose swallow it." The host told the servant to cut open the goose's stomach, and indeed, there it was.

The host started apologizing to the monk and asked; "When I was accusing you of stealing, why did you not say anything? Instead, you let me be suspicious and say bad things to you." The monk replied, "If in order to protect my reputation to tell the truth then the goose would be butchered immediately. Even if my life was in danger, I could not tell the truth. In doing so, I would be violating one of the most important rules that I have pledged to keep -- Not to kill, directly or indirectly."

The moral of the story is to teach us not to perform any act that would bring harm to other beings in order to fulfill personal interest or for any other reason at all.


Chánh Tâm | La Hầu La | Mục Lục