- Ý Nghĩa Ăn Chay (The Meaning Of Being A Vegetarian)
- Cách Thức Thiết Bàn Thờ Phật (How To Arrange Buddha's Altar)
- Ý Nghĩa Cờ Phật Giáo (The Meaning Of The Buddhist Flag)
- Em Làm Việc Thiện (Practice Doing Good Deed/Charity/GoodWill)
- Năm Hạnh của Người Phật Tử (The Five Conducts Of A Buddhist)
- Ðức Phật với La Hầu La (Buddha with Rahula)
- Con Sư Tử Trọng Pháp (The Lion That Respects Dharma)
- Người Ðạo Sĩ Chí Hiếu (The Very Pious Monk)
Ðạo Phật là đạo từ bi, Phật Tử phải tôn trọng sự sống của mọi loài. Ðức Phật dạy cho chúng ta phải ăn chay. Vậy các em cần biết ăn chay là thế nào, có lợi ích gì, ăn chay ra sao. Có vậy các em mới tránh được những sai lầm khi ăn chay để kềm hãm bớt tội lỗi cho các em.
I. Ý Nghĩa Ăn Chay:
Ăn chay là một phương pháp Phật dạy các em làm để thay thế ăn mặn. Ăn chay là ăn những loài thảo mộc như hoa quả, rau cải, chứ không ăn các món ăn thuộc loài động vật như heo, bò, tôm, cá, gà, vịt v.v...
II. ích Lợi Của Sự Ăn Chay:
A. Về Phương Diện Tu Học: Ðạo Phật là đạo từ bi, bình đẳng, tôn trọng sự sống của mọi loài, vì mọi loài vật cũng như người đều biết tham sống sợ chết, cá thấy người cá lội, chim thấy người chim bay, người thấy cọp người sợ hãi. Do đó đức Phật xem mọi loài đều bình đẳng không cho rằng loài này có đặc ân hơn loài khác, loài này không thể làm vật hy sinh cho loài khác. Vậy người Phật Tử muốn cho đức tánh từ bi bình đẳng được tăng trưởng hay sự tu hành của mình tiến bộ thì phải ăn chay. Hơn nữa ăn chay tránh cho ta quả báo của sự sát hại.
B. Về Phương Diện Tinh Thần: Ăn chay trí não sáng suốt tính tình thuần hậu. Khi ăn nhiều thịt cá trí não nặng nề mệt nhọc vì bộ máy tiêu hóa hoạt động nhiều, nhất là khi có chất mỡ khó tiêu làm mệt trí óc. Còn ăn chay trí não nhẹ nhàng, tinh thần minh mẫn, thuận lợi cho việc học hành và tính tình bớt hung bạo. Ăn chay còn thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình.
C. Về Phương Diện Thân Thể: Người ăn chay thân thể được mạnh khỏe, làm việc dẻo dai, sống lâu và ít bịnh. Trong hoa quả ít có chất độc. Hoa quả, rau cải, khoai, ngũ cốc có đủ dinh dưỡng để nuôi sống con người. Trái lại thịt cá là món ăn có thể có độc. ở xứ nóng thịt cá bắt đầu sình thối khoảng năm giờ sau khi con thú bị giết. Ăn thịt hư có thể nguy hiểm đến tánh mạng.
III. Cách Thức Ăn Chay:
Ăn chay có nhiều cách tùy hoàn cảnh của mỗi người hoặc ta phát nguyện ăn chay trọn đời (chay trường), không bao giờ ăn mặn nữa; hoặc ăn chay mỗi năm ba tháng; hoặc mỗi tháng mười ngày (ngày 1, 8, 12, rằm, 18, 25, 26, 28, 29, 30 Âm Lịch); hoặc bốn ngày (ngày 1, 14, rằm, 29 hoặc 30 Âm Lịch); hoặc hai ngày (ngày 1 và rằm Âm Lịch) và những ngày vía chư Phật, vía các vị Bồ Tát.
Ðã phát nguyện ăn chay cách nào nên cố gắng giữ theo, không vì trường hợp gì mà bỏ qua, trừ khi đau bịnh nặng và thầy thuốc khuyên phải ăn mặn để chữa bịnh. Sau khi khỏi bịnh phải sám hối và phát nguyện giữ lại.
Vậy, ăn chay có
nhiều lợi ích cho sự tu học cũng
như thể chất và tinh thần. Khi thực
hiện có nhiều cách, tùy hoàn cảnh
và sự phát nguyện của từng cá
nhân.
The Meaning Of Being A Vegetarian
Buddhism is a compassionate religion; therefore, Buddhists should respect the lives of others including animals. Buddha teaches us not to consume meat; however, before applying this rule, one needs to know the meaning of it, the benefits of it, and the way to be a vegetarian. By obtaining an understanding of this, one will not make mistakes when practicing and will not commit any sins.
I. The Meaning of Being a Vegetarian:
It is a method taught by Buddha. It means to only eat fruit, grains, and vegetables instead of any kind of meat (including seafood).
II. The Benefits of Not Eating Meat:
A. The Practicing Buddhism Aspect: The Buddhist Religion is compassionate, non-partial, and respectful of the lives of other beings, including animals. Like humans, animals have the right to live, want to live, and are afraid of death. Therefore, Buddha treats all beings equally, none is more favorable then others. None should be used to sacrifice for others. Hence, to improve the compassionate nature in oneself and expands one's wisdom, a Buddhist should only eat vegetables, fruit, and grains. Furthermore, by not eating meat, one can avoid the consequences of killing.
B. The Spiritual Aspect: Eating just vegetables, fruits, and grains makes the brain functions more efficiently. When eating too much meat, the digestive system has to work harder, the hard-to-digest fat from meat fatigues the brain. Eating vegetables/fruits/grains benefits one's study habits. It also shows the peace-loving nature in oneself.
C. The Physical Aspect: Being a vegetarian helps one to live healthier and longer. One can obtain all the required nutrients from vegetables/fruits/grains. On the other hand, meat products contain harmful substances, such as fat and cholesterol.
III. The Methods To Practice Being a Vegetarian:
Depending on the circumstances, one can choose to eat only vegetables/grains/fruits by one of the following methods:
A) For
the remaining of one's life.
B) For
any three months out of the year.
C) For
ten days of a month (1, 8, 12, 14, 15, 18, 25, 26, 28, 29 or 30 -- Luna
Calendar).
D) For
four days of a month (1, 4, 15, 29 or 30 -- Luna Calendar).
E) For
two days of a month (1 and 15 -- Luna Calendar).
(*: and
on the special memorial days of the Buddhas and the Boddhisatvas)
Whichever method is chosen, one needs to keep the vow, except when being very ill and asked by a physician to eat meat again. However, after recuperation, that person needs to repend and re-vow.
As we can see, not consuming meat benefits a person spiritually, as well as physically. When practice being a vegetarian, one needs to choose a method that is most convenient and suitable to one's personal situations.
Cách Thức
Thiết Bàn Thờ Phật
Phật là đấng phước trí đầy đủ, là tấm gương cao quí nên ta cần thờ kính để noi theo, sám hối lỗi lầm, và chiêm bái. Muốn thờ Phật ta nên thiết bàn Phật.
Bàn thờ Phật phải thiết ở nơi trang nghiêm, sáng sủa, sạch sẽ, phải được lau chùi luôn luôn.
Khi thiết bàn thờ Phật ta đặt ảnh tượng Ngài ở chính giữa, phía trước là lư hương, hai bên hai bình hoa và hai cây đèn. Nếu được có thêm đĩa trái cây và chén nước. Ngoài ra bàn thờ được thiết trí thêm chuông và mõ (chuông đặt bên phải, mõ đặt bên trái từ ngoài nhìn vào). Các kinh Phật có thể để trên bàn thờ hoặc trên một bàn nhỏ riêng.
Khi ta thiết bàn thờ
Phật lần đầu tiên ta nên làm lễ
An Vị.
How To Arrange Buddha's Altar
Buddha is one who has perfected himself, unaided by any supernatural power, the destroyer of all corruption and uncleanliness in life; whose wisdom is profound or deeply intellectual; and who is enlightened one. To show respect, we worship Buddha and need to display his image with honour.
The worshiping altar should be located in a solemn, visible and clean place, and it must be kept clean.
The Buddha-image is placed at the center of the altar, behind the incense burner, which is a special kind of bowl, filled with clean sand and placed on a flat vessel or saucer. There are two flower vases and two candles on both sides. Besides these one may also have a dish of fruits and a cup of water on the altar.
There are also bell (chuông) and wooden drum (mõ) on the altar; with bell on the left and wooden drum on the right facing the altar. The chanting books and Buddha's teachings are either placed on the altar or on a small table separately.
There is usually a ceremony of the Buddha in-placed for the first time.
Ý Nghĩa Cờ
Phật Giáo
Cờ Phật Giáo thế giới được hai mươi bảy (27) phái đoàn Phật Giáo trong đó có Việt Nam công nhận năm 1950 tại Columbo, Tích Lan (Srilanka).
Cờ Phật Giáo có năm màu theo thứ tự: Xanh dậm, vàng, đỏ, trắng, cam và một màu tổng hợp của năm màu trên.
Năm màu tuợng trưng cho ánh sáng hào quang của chư Phật và biểu tượng tinh thần của Phật Giáo.
Màu tổng hợp tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của tất cả tín đồ Phật Giáo.
Em luôn luôn tôn
trọng cờ Phật Giáo.
The Meaning Of TheBuddhist Flag
The world's Buddhist flag was officially accepted by twenty-seven delegations, including Vietnam, at the International Buddhist Conference in 1950 at Colombo, Sri Lanka.
The Buddhist flag consists of five colors in the order of: Dark blue, yellow, red, white, orange, and a combination of the above five.
These five colors, symbolize the halo of Buddha's and represent the spirit of Buddhism.
The combinations of these colors represent the unity of all Buddhist followers.
We must always respect and honor the Buddhist flag.
Việc thiện là những việc lành, quên lợi mình để giúp đỡ kẻ khác và giúp đỡ cả loài vật.
Hằng ngày em gặp nhiều điều mà em có thể làm được như dắt một ông lão qua đường, giúp miếng ăn cho một em bé đang đói, hay cứu một con vật bị nạn, vớt một tổ kiến trôi trên giòng nước v.v...
Ðức Phật là
bậc có tình thương bao la như biển
cả. Theo lời Phật dạy, chúng ta là
Phật Tử nên làm việc thiện để
tạo được phước lành.
Practice Doing Good Deed/Charity/GoodWill
Charity is the generous work, Set aside all personal benefits to helping other beings (human and animals).
In daily life, there are many opportunities that you can do to help others, such as guiding the elders across the street, giving foods to the hungers, helping an injured animal, or rescuing ants from water.
Buddha possesses universal love and boundless compassion for all living creatures. As Buddhists, we follow Buddha's teachings to reach out to help others with no reservations (intention) and thoughts of getting the favor in return. Keep in mind that charity works bring merit (good things), not only to the ones we help but also to ourselves.
Năm Hạnh của
Người Phật Tử
Năm hạnh cuả người Phật Tử trong cuộc sống hằng ngày là:
1. Tinh Tấn: Luôn
luôn tiến tới, cố gắng tu học, không
nản chí, không sờn lòng.
2. Hỷ Xả: Vui vẻ,
bỏ hết phiền muộn và biết rộng
lượng tha thứ.
3. Thanh Tịnh: Trong sạch
từ thân thể, lời nói, ý nghĩ và
việc làm.
4. Trí Huệ: Hiểu
biết cùng khắp, học hỏi để mở
mang trí óc và nhận định sáng
suốt.
5. Từ Bi: Ðem vui cứu
khổ cho mọi người, mọi loài và
không mong cầu đền trả.
The Five Conducts Of A Buddhist
The five conducts a Buddhist need to follow and practice everyday:
1. Diligent:
Always strive to better, improve yourself. Never give up or get disappointed
or discouraged.
2. Forgiveness:
Be happy and forgiving. Leave unhappiness from someone behind. Learn how
to be generous and forgiving.
3. Purity:
Be pure and clean in every thought and action.
4. Wisdom:
Acquire full understanding of Buddha's teachings; practice his ways to
reach enlightenment. Never let ignorance controls your judgment.
5. Compassion:
Bring happiness and kindness to all beings. Love all beings as loving yourself.
Lend a hand when you can and never expect a favor in return.
Mẫu Chuyện Ðạo
Ðức Phật với La Hầu La
Khi chưa thành đạo La Hầu La (con của Thái Tử Tất Ðạt Ða và Công Chúa Da Du Ðà La) tính tình cộc cằn, lười biếng không chịu lo tu học, đức Phật liền bảo La Hầu La về tịnh xá Hiền Ðộ để tu học trong chín mươi (90) ngày không dừng nghỉ và sám hối tội lỗi.
Khi đức Phật đến thăm, La Hầu La đem một chậu nước đến cho Phật rửa chân. Rửa xong đức Phật hỏi La Hầu La rằng:
- Nước trong chậu bây giờ có thể dùng để uống được không?
- Bạch Thế Tôn, không thể dùng được, trước đây nước sạch, nhưng bây giờ rửa chân nước bị dơ bẩn không thể uống được. Phật dạy rằng:
- Ngươi cũng như vậy, là con ta, là cháu vua Tịnh Phạn, từ bỏ cuộc sống xa hoa để sống xuất gia tu hành. Nếu ngươi không lo chăm tu học, để tâm ô uế cũng như nước bẩn kia không thể dùng được.
Phật bảo La Hầu La đổ chậu nước đi và nói:
- Chậu kia không còn nước bẩn, vậy có thể dùng đựng thức ăn được không?
- Bạch Thế Tôn, không thể dùng được vì chậu đã mang tên đựng nước bẩn.
Phật dạy La Hầu La:
- Ngươi cũng vậy, tuy làm kẻ tu hành nhưng tâm biếng nhác, miệng nói điều chẳng lành và bị tiếng đồn không tốt. Cũng như cái chậu kia không dùng vào việc cao trọng được.
Ðức Phật lấy cái chân hất chậu làm cho nứt bể và hỏi La Hầu La:
- Ngươi có tiếc cái chậu bể không?
- Bạch Thế Tôn, cái chậu rửa chân là vật không quý nếu bể cũng không lấy làm gì tiếc. Phật bảo La Hầu La:
- Ngươi cũng vậy, tuy là kẻ tu hành nhưng đã mang tiếng xấu, nên chẳng có ai thương quý, cũng như ngươi không quý cái chậu kia.
Nghe lời Phật dạy
La Hầu La lấy làm xấu hổ, bèn phát
tâm sám hối và từ đó về
sau tinh tấn tu hành.
Buddha with Rahula
Before enlightened, when Rahula (Prince Tất Ðạt Ða's son) was rude and lazy in studying Buddha's teaching, Buddha immediately ordered him to return to the Purity barrack Hiền Ðộ (meaning Gentle and Blessing) for ninety days of nonstop studying and repentance of his wrong doings.
When Buddha came visit, Rahula brought him a bowl of water so he could wash his feet. After washing, Buddha asked Rahula:
- Is the water in this bowl drinkable?
- Buddha, the water is no longer drinkable. The water was clean, but after washing your feet in it, the water is now dirty.
Buddha preached:
- You are no difference than the water. You are my son. I had left the luxurious life to become a Buddhist priest. If you are unwilling to make yourself study harder, your conscience and soul will be similar to the useless dirty water.
Buddha told Rahula to dump the dirty water and asked:
- That bowl is now not contains dirty water. Can we use to put food into it?
- Buddha, it cannot be used to put food in because this bowl is known to have been used for storing only dirty water.
Buddha preached:
- You are no difference. Even though you are a Buddhist priest, you are very lazy person and your words are not peaceful. There are a lot of rumors about you, similar to this bowl that can't be used to store other things beside dirty water.
Buddha used his feet to push down the bowl away causing it to break and asked Rahula:
- Do you have any sorrow that the bowl is broken?
- Buddha, the bowl used to wash the foot was not precious thing to missed at all.
Buddha told Rahula:
- You are no difference. Even though you are a Buddhist priest, you will receive no respect because you carry a bad reputation, just as nobody respects the bowl.
Listening to Buddha's teaching, Rahula felt ashamed. He vowed to repent. From then on, he devoted all his time to studying Buddha's teaching.
Chuyện Tiền Thân
Con Sư Tử Trọng Pháp
Ngày xưa, tại khu rừng nọ có con sư tử tên là Kiên Thệ, lông óng ánh sắc vàng, sức mạnh địch hơn ngàn con vật khác. Mỗi lần Kiên Thệ rống lên vang động cả khu rừng, chim đang bay bị rớt xuống và loài thú khiếp sợ ẩn tránh thật xa. Trong rừng có một vị Sa Môn rất oai nghiêm thanh tịnh, hiền từ và vui vẻ. Sư tử thường đến gần để nghe tụng kinh, giảng đạo. Lúc bấy giờ có một người thợ săn thấy bộ lông sư tử đẹp nên muốn giết để lột da đem dâng vua lảnh thưởng. Người thợ săn nghĩ rằng: "Sư tử là chúa các loài thú ta không thể nào dùng cung tên và đặt bẩy để bắt được vì sức mạnh phi thường của sư tử, chỉ có cách giả dạng một vị Sa Môn chờ sư tử đến gần rồi dùng tên độc bắn vào chổ hiểm để hạ sát". Nghĩ kế xong người thợ săn liền cạo đầu khoác áo cà sa, giả vị Sa Môn ngồi dưới gốc cây. Quả nhiên sư tử đến gần để nghe giảng pháp. Người thợ săn lén dùng tên độc bắn vào mắt sư tử. Sư tử đau quá rống ngược lên muốn nhảy đến vồ chết vị Sa Môn giả hiệu kia, nhưng lại nghĩ rằng: "Người kia mặc chiếc áo cà sa tức là biểu hiệu của Ðức Phật, nay ta sát hại không khó gì nhưng sợ phạm đến màu áo tượng trưng cho Ðức Phật. Nghĩ vậy nên sư tử bèn nuốt giận chịu đau và chết chứ không dám động đến vị Sa Môn vì sợ chạm đến hình dung chư Phật.
Khi sư tử Kiên Thệ bị thuốc độc thấm chết, người thợ săn liền lột da đem dâng vua. Nhưng khi nghe thuật lại câu chuyện, nhà vua thấy được ác tâm tàn bạo của người thợ săn và cảm phục trước tinh thần kính trọng Tam Bảo của sư tử Kiên Thệ, bèn hạ lệnh chém người thợ săn và đem xác sư tử làm lễ siêu táng như một vị Sa Môn.
Sư tử Kiên Thệ
là tiền thân của đức Phật Thích
Ca.
The Story Of Buddha's Past Life
The Lion That Respects Dharma
Long time ago, in a forest, there lived a lion named Kiên Thệ. His hair sparkled like gold, and he was stronger then thousand animals combined. Each time Kiên Thệ roared, the echo vibrated throughout the forest, causing the flying birds to fall to the ground and the other animals to run and find places to hide. In the forest, there also lived a Buddhist monk who led a solemn life. He was always peaceful and happy.
At the same time, there was a hunter who saw the beauty in the lion's fur. He wanted to kill the lion, so he could skin it to offer to the king for a prize. The hunter thought: "Lion is the king of all other animals; therefore, it is impossible to use bow and arrows or traps to capture such a strong animal. The only option is to pretend to be a Buddhist monk, wait for the lion to get very close, and then use a poison arrow to kill it." After careful planning, the hunters immediately shave his head, changed his clothes similar to what the Buddhist monk wore, and sat under the tree to wait for the lion's arrival.
As usual, the lion came to listen to Buddha's teaching. The hunter sneaked up quietly and shot the poison arrow into the lion's eye. The lion roared in agony and tried to get up. It was about to jump onto the fake Buddhist monk to kill him when a thought came to its mind: "That person wearing the Buddhist monk's clothes symbolize Buddha. It is not difficult to kill the fake monk, but I will damage the color of the cloth that symbolize Buddha." Thinking that way, the lion swallowed the pain and died without touching the fake monk.
After Kiên Thệ slowly died from the poison arrow, the hunter immediately skinned it beautiful fur and brought it to the king for a prize. After listening to the hunter's story, the king recognized the hunter's cruelty and was stuck with admiration of how much the lion respected the Three Jewels. The king then ordered the hunter beheaded, and the lion's body cremated in similar ceremony like that of a Buddhist monk.
The golden lion, Kiên Thệ was one of Buddha's previous life.
Chuyện Tiền thân
Người Ðạo Sĩ Chí Hiếu
Ngày xưa có một vị Ðạo Sĩ tên là Quang Thiểm, nhà nghèo, cha mẹ bị mù. Ðạo Sĩ luôn hầu hạ cha mẹ suốt ngày đêm. Nhận thấy người đời ham danh trục lợi, không chịu làm lành, tránh dữ cho nên Ðạo Sĩ đem cha mẹ vào rừng, dựng một căn chòi nhỏ để phụng dưỡng cha mẹ và lo tu học. Quang Thiểm không bao giờ sát hại súc vật, hằng ngày vào rừng kiếm trái cây, rau cải về nuôi cha mẹ.
Gần chỗ Ðạo Sĩ ở, có một con suối nước mát trong vắt, cây cối chung quanh um tùm, có nhiều trái cây thơm ngon. Một buổi trưa mùa hè, Quang Thiểm đến suối hái quả và lấy nước về cho cha mẹ dùng, gặp lúc vua Ca Di vào rừng săn bắn ở gần đó. Nghe tiếng sột soạt bên bờ suối, nhà vua tưởng là hươu nai nên dương cung bắn. Mủi tên cắm phập vào hông Quang Thiểm, chàng té nhào xuống dòng suối bất tĩnh.
Nhà vua và quân lính chạy lại, thấy Quang Thiểm bị thương, mọi người tìm cách cứu, khi hồi tĩnh Ðạo Sĩ biết mình bị bắn và khó có thể thoát chết nên than rằng:
- Các ngài ơi, thân tôi dù có chết cũng đành cam chịu. Ngặt vì tôi còn cha mẹ mù lòa không ai nuôi dưỡng, chắc phải chết đói. Kính lạy Phật Trời xin hiểu thấu cho con nông nổi nầy và cứu độ cho cha mẹ con được nhiều may mắn. Dứt lời chàng tắt thở.
Vua Ca Di nghe xong liền sa nước mắt và than thở:
- Ôi, ta thật là một kẻ bất nhân, chỉ vì ham giết hại thú vật để vui chơi và ăn cho ngon miệng mà bắn lầm một người đại hiếu như thế này!
Nhà vua tìm đến nơi cha mẹ của Quang Thiểm ở để đem về săn sóc nuôi dưỡng. Cha mẹ Quang Thiểm khi nghe tin con chết liền kêu gào thảm thiết. Cả hai lần mò đến xác con. Thảm thay ông rờ mặt mày, bà vuốt ve tay chân rồi cả hai nguyện nhịn đói để chết theo đứa con hiếu thảo.
Cảm động trước cảnh ấy nên một vị thần hiện xuống cứu cho Quang Thiểm sống lại. Cha mẹ và con mừng rỡ vô cùng rồi quỳ lạy tạ ơn vị thần cứu mạng. Sau đó chàng dìu cha mẹ trở về chòi cũ.
Ðứng trước lòng hiếu thảo của Quang Thiểm, tình cốt nhục đậm đà của cha mẹ mến thương con và sự linh ứng của vị thần cứu mạng, vua Ca Di hồi tâm, sám hối từ đó về sau không săn bắn nữa và chuyên lo làm điều lành.
Ðạo sĩ Quang Thiểm
là tiền thân của đức Phật Thích
Ca, cha mẹ Ðạo sĩ là tiền thân
vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia. Vua
Ca Di là tiền thân của ngài A Nan.
The Very Pious Monk
Once upon a time, there was a monk named Quang Thiểm. He was born and raised in a poor family. His parent were blind. Day and night, the monk helped out his parents. He recognized that people lived in a life filled with greediness for fame. Therefore, he took his parents into the woods, built a small wooden shed to stay, and studied Buddha's teachings. Quang Thiểm never killed an animal. Instead, he went into the woods everyday to picked fruit to feed his family.
Close to his shed, there was a creek with clear, cool water, and lot of tree and good fruits.
One summer afternoon, Quang Thiểm wen to the creek to pick fruits and get water for his parents while King Ca Di was hunting nearby. Hearing the noise, the king thought it was a deer so he raised the crossbow and shot. His arrow hit the side of Quang Thiểm's stomach, knocked him down into the creek.
The king and his guards ran to the creek. Seeing what had happened, they tried to rescue Quang Thiểm. When he regained consciousness, Quang Thiểm realized he wouldn't be able to survive. Therefore, he pleaded: "Your Majesty! I don't mind if I die. However, I have parents who are blind. I am afraid no one will take care of them, and they will end up starving to death. Oh! My Buddha, please understand my situation and help my parents." Then, he passed away.
Hearing Quang Thiểm's last wish, the king mourned with tears falling: "Oh! I am such an insensitive person. Just because I love to hunt animals for fun and for satisfying my taste, I have now killed an innocent person."
The king, then, went to find Quang Thiểm's parents to bring them back to the palace to take care of them. But when hearing the bad news of their son, the parents cried painfully. Finding their ways to their son's dead body, both touch his body gently and swore to starve themselves to die with their pious son.
Emotionally touched by the scene, an angel appeared and brought life back to Quang Thiểm. All three of them knelt down and thanked to the angel. Then, Quang Thiểm helped his parents back to the wooden shed.
Inspired by Quang Thiểm's love for his parents and the angel's reviving of Quang Thiểm's life, the king regreted his bad past actions and vowed not to hunt again but to do good deeds from now on.
Quang Thiểm was the past life of Shakyamuni Buddha. His parents were the past lives of King Tịnh Phạn and Queen Ma Gia. King Ca Di was the past life of A Nan.