A.
Phép Quán Tưởng
I. CHỦ ÐÍCH:
Chuyển đổi hiện cảnh
thành thiện cảnh, trừ các vọng tưởng,
thân tâm định tĩnh.
II. SỰ TU TẬP:
-
Trước khi quán tưởng:
-
Ðiều hòa giấc ngủ:
Cần tập ít ngủ để tâm thần được
sáng suốt. Khi tập nếu buồn ngủ thời
nên nghỉ, nhưng lúc nào cũng cố
gắng.
-
Ðiều hòa ăn uống:
Ăn đồ nhẹ, chớ để quá no hoặc
quá đói. Ăn đồ nặng thời tâm
thần mê mẫn, lâu tiêu; quá đói
thời xót bụng ngồi không bền; quá
no thời thân thể nặng nề, hơi thở
mạnh, gấp.
-
Ðiều hòa thân thể:
Thân thể phải sạch sẽ, rửa mặt cho
tỉnh táo. Nếu tắm trước được
nửa giờ thì tốt.
-
Chổ ngồi, phòng tập:
Chổ ngồi dịu mềm để có thể ngồi
lâu mà không tê nhức. Phòng tập
nên lựa chỗ rộng, ít hoặc không
người. Ðể ánh sáng lờ mờ. Lựa
chỗ an tịnh.
|
Ðịa Tạng Vương
Bồ Tát |
-
Cách ngồi:
Ngồi
bán già, xếp chân, để bắp chân
trái trên bắp chân mặt (hoặc chân
mặt trên chân trái) kéo lại sát
bên mình, ngón chân ngang bắp vế;
hay ngồi kiết già thời để chân
mặt trên bắp chân trái, bàn chân
trái trên bắp chân mặt (hoặc trái
lại), ngồi kiết già thì được
lâu, lưng thẳng. Cách này khó tập
hơn. Ðể bàn tay mặt trên bàn tay
trái, uốn mình 5, 7 lần cho giản xương
cốt. Ngồi thẳng lưng, không cong đằng
trước, không ngã đằng sau. Rồi sửa
đầu cho thẳng, sống mũi thẳng hàng
với rún, không xiên bên này, bên
kia; mắt ngó thẳng ra đằng trước,
không cúi xuống, không ngửa lên; con
mắt hơi nhắm lại.
-
Ðiều hòa hơi thở:
Khi ngồi vừa thẳng và chưa nhắm mắt,
nên hít không khí vào mũi rồi
thở ra bằng miệng, thở chậm chậm. Thở
nhiều lần như vậy rồi mới khép mắt.
Ðến khi ngồi tập, phải để ý hơi
thở, đừng cho bực tức, không thông,
thở một cách thông suốt nhẹ nhàng.
-
Trong khi quán tưởng.
-
Trì Chú: Mật niệm
3 lần chú Tịnh Pháp Giới: "Án lam
tóa ha". Mật niệm ba lần chú Tịnh Ba Nhgiệp:
"Án ta phạ bà phạ thuật đà
ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật
độ hám".
-
Quán Tưởng: Sau
khi nhờ công đức trì chú ba nghiệp
thân tâm được thanh tịnh người
tu hành bắt đầu quán tưởng. Quán
tưởng nghĩa là quán xét những
đức tánh của đức Phật. Phật
có vô lượng công đức trí
huệ, không thể một lần quán hết được;
cho nên cần phải lần lượt, thứ lớp
quán xét từng đức tánh một
tùy theo trình độ và nghiệp lực
của mình. Thí dụ, nếu chúng ta thường
nhiều sân hận thì khi tu tập nên quán
đức tánh từ bi hỷ xả của đức
Phật; nếu nhiều mê mờ, sợ hãi chúng
ta quán đức tánh trí tuệ hùng
lực của đức Phật v.v....
-
Quán tướng: Nếu
phép quán tưởng không thể đối
trị nghiệp lực vọng tâm, chúng ta
có thể tu theo pháp quán tướng. Nghĩa
là quán một trong 32 tướng tốt, 80
vẻ đẹp của đức Phật. Ví dụ,
chúng ta quán tướng bạch hào của
Phật (sợi lông trắng giữa hai chân mày),
quán sợi lông trắng dài, bên trong
trống lọng, uốn xéo xoay theo chiều phải.
Sợi lông ấy do đức Phật qua vô
lượng kiếp tu hành thanh tịnh mới
kết thành như thế. Khi nào tướng
ấy hiện rõ ràng trước mặt không
mù mờ loạn động, thì phép quán
ấy mới thành tựu. Khi thành tựu
được phép quán này chúng ta
bắt đầu quán pháp tướng khác,
cứ lần lượt như thế, cho đến
lúc nào và bắt cứ ở đâu,
tất cả hình tướng trang nghiêm của
Phật đều hiển trước mặt người
tu hành, rõ ràng như xem vật giữa
bàn tay, tức phép quán tưởng này
được thành tựu.
-
Sổ tức quán:
Ngoài ba phương pháp trên, còn
có phương pháp sổ tức để
thực hành, và có ảnh hưởng
nhiều trong sự đối trị vọng niệm.
Sổ tức quán là quán tưởng
và đếm hơi thở, theo hơi thở
ra vào nhẹ nhàng thong thả, đếm từng
tiếng một, đếm xuôi đến con số
mình đã định rồi đếm ngược
lại. Ðiều cần nhất là phải chuyên
tâm vào hơi thở, không để tạp
niệm xen vào. Nếu có quên hay nghi trong những
con số mình đếm thì cần phải bỏ,
bắt đầu đếm lại như trước
cho được rõ ràng. Khi nào tu tập
sổ tức quán này mà tâm trí
hoàn toàn định tĩnh, tức có
thể bắt đầu tập các phép quán
khác.
Chú ý: Chủ
đích của pháp quán tưởng là
diệt trừ vọng tưởng, làm cho tâm
trí được định tĩnh. Kinh luận
có rất nhiều pháp môn khác nhau
như pháp Ngũ Ðình Tâm Quán hay
16 phép quán trong kinh Vô Lượng Thọ.
Người hành trì có thể tùy theo
hoàn cảnh, khả năng mà chọn lựa
và thực thành tu tập.
-
Cách đối trị:
Trong khi tu quán nếu thấy tinh thần mê mẫn,
đầu muốn gục xuống, thì phải để
tâm nơi chính giữa hai con mắt mà
đối trị; nếu thấy tâm loạn động,
thân ngồi không vững thời để tâm
nơi rún để đối trị; khi trong ngực
hơi tức thời nên phóng xả tâm
trí, bớt chuyên chú để tâm được
nhẹ nhàng khoan khoái; khi tâm chớm lười
nhác, thân muốn nghiêng ngữa, miệng chảy
nước miếng, phải chuyên chú nhiều
hơn. Trong khi ngồi quán tưởng, có
thấy cảnh giới gì lạ, không nên
sanh tâm mừng hoặc sợ, cần phải luôn
luôn nhớ nghĩ rằng vạn pháp đều
không thật thì tự nhiên thân tâm
khoan khoái nhẹ nhàng, trí huệ phát
triển.
-
Những điểm cần nhớ:
Muốn phép quán tưởng được
lợi ích, cần phải chú ý các
điểm sau đây:
-
Kiên chí: Ngày nào cũng
tập tùy theo giờ đã ấn định.
-
Tuần đầu tập ngồi trong vòng
15 phút, tuần thứ hai ngồi nửa tiếng,
đến tuần thứ 5, thứ 6 ngồi 45 phút.
Cứ tập lần lần và tăng thêm cho
đến 1 giờ hay 2 giờ chẳng hạn.
-
Nên tập lúc 4, 5 giờ sáng
sau khi thức dậy hay buổi tối trước
khi đi ngủ. Nếu chọn được buổi
sáng thì tốt hơn.
-
Trong thời gian tu tập, cố gắng
đừng để cho những người chung quanh
biết, nhất là đừng khoe sự tu tập
của mình cho người ngoài.
-
Sau khi ngồi tu quán, nếu cảm
thấy thân tâm nhẹ nhàng sáng suốt,
tức buổi tập đó có kết quả
đúng pháp.
Trong khi tu tập thấy thân
tâm có gì thay đổi lạ lung thời
tình hỏi thầy bạn để khỏi lạc
vào tà pháp.
|
B.
Phép Quán Niệm Phật
I. CHỦ ÐÍCH:
Chuyển đổi tà niệm
thành chánh niệm, ác cảnh thành thiện
cảnh, dứt sạch các vọng niệm, chứng
ngộ thực thướng các pháp.
II. SỰ TU TẬP:
-
Trước khi tu tập: Ðiều
hòa ăn uống, giấc ngủ, hơi thở
như pháp môn quán tưởng.
-
Quán niệm và trì
danh niệm Phật: Pháp niệm Phật có
phương pháp trì danh niệm Phật là
giản dị và hợp với căn tánh
của chúng sanh đời mạt pháp này.
Kinh Di-Ðà Sớ Sao có câu: Ðường
tắt trong các đường tắt là chỉ
cho phương pháp trì danh này. Trì
danh niệm Phật là niệm trì danh hiệu đức
Phật A Di-Ðà, niệm niệm nhớ nghĩ rõ
ràng, không để tạp niệm xen vào.
Có những phương tiện thực hành
như sau:
|
|
-
Sổ thập niệm Phật:
Cứ mỗi hơi thở ra niệm và đếm
10 câu niệm Phật; khi thở vào cũng như
thế; hoặc một hơi thở ra vào niệm
và đếm 10 câu niệm Phật (thời gian
thực hành cũng như phép quán tưởng
trên). Nếu vì nghiệp lực và hoàn
cảnh không thể ngồi tu lâu được,
thì ít nhất trước khi đi ngủ
và sau khi thức dậy thong thả rõ ràng
niệm và đếm 10 danh hiệu Phật trong 10 hơi,
làm cho thường sẽ được lợi
ích nhiều.
-
Truy đảnh niệm Phật:
Câu này nối lền câu kia, chữ trước
tiếp chữ sau không gián đoạn, dứt
khoảng. Phương Pháp này chú trọng
sự liên tục, nên bất cứ thở
ra hay thở vào, đều phải chú tâm
niệm Phật, cứ tiếp-tục như thế cho
hết giờ mình đã định.
-
Sổ châu niệm Phật:
Cứ niệm một danh hiệu là lần một
hạt chuỗi, chuyên tâm không để cho
vọng niệm xen vào. Số chuỗi niệm tùy
theo nguyện của mình. Ví dụ, nếu nguyện
mỗi lần niệm hai chuỗi 108 hột, thì hôm
nào cũng như vậy, không được
thêm hay bớt, trừ khi bệnh hoặc nguyện
niệm thêm.
-
Phản văn niệm Phật:
Chú ý nghe rõ từng tiếng niệm Phật
của mình, miệng niệm thì tai chú ý
nghe, không bỏ sót bất cứ một niệm
lớn tiếng hay nhỏ. Chủ đích của phép
môn này là chuyên nghe từng tiếng,
từng chữ niệm Phật của mình để
ngăn trừ các ngoại trần không cho len
lỏi vào.
-
Ban châu niệm Phật:
Tức là vừa đi vừa niệm hoặc đi
kinh hành trong chùa hoặc đi bách bộ
trong sân chùa hay ở những nơi có
bóng mát.
-
Chuyên niệm niệm Phật:
Năm pháp trên là phương tiện
tu hành của những lúc ngồi hoặc đi
tịnh niệm. Phương pháp chuyên niệm
niệm Phật thì bất cứ lúc nào,
ở đâu cũng có thể niệm. Niệm
trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi; niệm
trong thời ăn uống, ngủ nghỉ; hễ tâm
khởi động niệm thì niệm Phật. Niệm
cho đến lúc nào thành thục, không
gián đoạn xen hở. Thực tập cho đến
khi nhất tâm bất loạn thì pháp
môn này thành tựu.
-
Cách thức niệm Phật:
Tùy theo hoàn cảnh và căn cơ mà
niệm Phật với những phương cách
sau đây:
-
Cao thanh niệm Phật: Niệm
tụng lớn tiếng, hòa theo điệu mõ
thứ lớp điều hòa, tuần tự, theo
nghi thức đã định sẵn. Ngày nào
cũng tụng, theo thời giờ đã định,
không biếng nhác trễ nãi, nhất là
phải thành kính trang nghiêm khi đứng
trước bàn Phật, và phải chú
tâm tưởng nhớ đến Phật. Phương
pháp này được thực hành khi
nào đông người đồng tụng và
ở những nơi rộn ràng không thể
tịnh niệm được.
-
Ðê thành niệm Phật:
Không niệm lớn tiếng, chỉ niệm thầm
nhỏ vừa đủ mình nghe. Cách thức
này nên dùng trong những lúc ngồi
tịnh niệm và khi làm lễ trước
bàn thờ Phật một mình, vừa quán
tưởng hình dung đức Phật vừa
niệm, không để các tà niệm xen lẫn
vào.
-
Mật niệm niệm Phật:
Không niệm có tiếng như hai cách trên.
Ở đây chỉ niệm Phật bằng trí, bằng
ý tưởng mà thôi, không dùng
miệng lưỡi, chuyên tâm quán tưởng
hình dung đức tướng và thầm lặng
niệm trí danh hiệu Phật. Phương pháp
này nên áp dụng trong lúc ngồi tịnh
niệm, hoặc lúc đi giữa đường
hay đang làm việc và ở những chỗ
không có bàn Phật.
-
Thực tướng niệm Phật:
Hai phương pháp quán tưởng và
niệm Phật trên chỉ là phương tiện
để đi đến Pháp thật tướng
niệm Phật này. Thực tướng niệm
Phật là tìm hiểu chánh lý và
thông đạt thực tướng của sự
vật. Thực tướng của sự vật là
tướng "lý tướng" mà đức
Phật đã giác ngộ. Người muốn
sống đời sống giải thoát phải đoạn
trừ tất cả thiên chấp (có, không,
đoạn, thường) để đạt đến
lý nghĩa trung đạo. Thâm đạt lý
trung đạo (sự thật các pháp) tức
là niệm Phật mà không còn phân
biệt mình là người niệm và đức
Phật là người được niệm. Vì
Phật và chúng sanh đều không ngoài
tự tâm thanh tịnh, nên niệm Phật tức
là niệm giác tính của mình. Ngoài
giác tánh ấy không có một đức
Phật nào đáng niệm. Niệm Phật đến
cho thuần diệu ấy tức là hợp với
bản giác thanh tịnh. Ta với Phật không
hai không khác, không thấy có phiền
não đáng trừ, không thấy có
Niết Bàn đáng chứng, tâm hồn trong
sáng, từ bi trí huệ. Dùng phương
tiện cứu khổ chúng sanh, cũng không
cần thấy tướng chúng sanh để độ.
Nói một cách khác, thật tướng
niệm Phật tức là giác ngộ sự
thật của vạn pháp và sống đúng
như thật của Phật.
III. NHỮNG ÐIỂM CẦN NHỚ:
-
Chọn phương pháp tu quán
niệm Phật. Ðức Phật tùy theo căn
cơ của chúng sanh mà chỉ các phương
pháp. Chúng ta khi thực hành tùy theo
căn tánh, chỉ nên lựa một pháp
môn thực hành cho triệt để; tập từ
dễ đến khó và khi thuần thục được
pháp nào thì có thể tập pháp
khác.
-
Mỗi ngày để dành nửa
giờ hay một giờ để niệm Phật, vào
buổi tối trước khi ngủ hay buổi sáng
sau khi thức dậy. Những giờ ấy thanh tịnh
nên tu tập được nhiều kết quả.
Hai pháp chuyên niệm và thật tướng
niệm Phật thì lúc nào cũng thực
hành được.
-
Nên nhớ, người tu niệm
sẽ gặp nhiều trở lực, ngoài các
hoàn cảnh không thuận tiện còn có
nội ma và ngoại ma luôn luôn đến
phá và thử-thách. Người hành
trì phải rất dõng mãnh tinh tấn
mới khỏi bị ma làm thối thất.
-
Phật cao một thước, ma cao
một trượng. Các loài ma có thể
hiện thành những hiện tượng kỳ lạ
để lừa gạt khủng bố người tu
hành. Chúng ta cần bình tĩnh sáng
suốt để đối trị, để phân biệt
tà ngụy.
-
Không nên khởi tâm mừng,
cũng như không nên sợ hãi khi thấy
những hiện tượng kỳ lạ trong khi tu niệm
Phật. Chỉ nên nhứt tâm quán tưởng
niệm trì danh hiệu Phật, xem vạn pháp
là giả ảnh, không chắc thực.
C.
Kết Luận
Pháp quán tưởng và
pháp quán niệm Phật là hai pháp môn
tu hành hợp với căn cơ chúng sanh
hiện đại, và dễ thực hành. Chỉ
có thực hành mới đúng như
lời Phật dạy. Hàng Phật tử không
thể xao lãng, không thể không thực hành
một trong hai pháp môn trên được.
Sự thực hành ở nơi đây bao
trùm cả nghĩa tinh tấn dõng mãnh
hành trì, không bao giờ thối thất
gián đoạn.
Ðừng có nên quá
hăng hái lúc ban đầu, đến nỗi
sanh bệnh và lạc vào ma đạo. Cần
phải giữ mức trung bình, thong thả hướng
tiến một cách chắc chắn, mới mong
co nhiều kết quả thiết thực. Thực hành
hai pháp môn trên tức thực hành
năm hạnh: Tinh tấn, hỷ xả, từ bi, thanh
tịnh và trí huệ.
(Phật Pháp
Ngành Thiếu; Thích Minh Châu, Thích Ðức
Tâm, Thích Thiện Ân, Thích Chân Trí)
Ðánh máy: Tịnh Bảo
Chánh
Thiện | Chương
Trình Tu Học | Thư
Viện Lam | Trang Chính
|