Bốn Ân
I. LỜI NÓI ÐẦU
Làm người ở đời, được sống,
được thành đạt chút gì toàn nhờ công ơn của mọi người, của xã
hội, của chúng sanh. Nhất là
người Phật-tử lại có công ơn của Phật-Pháp-Tăng đã đem lại huệ
mạng cho mình. Nên những ai muốn
thành tựu nhân cách, muốn nhận rõ ý niệm của đời sống tương quan,
không thể không biết đến bốn ân và những phương cách đền đáp.
II.
HÀNH
TƯỚNG BỐN ÂN
Bốn ân là ân cha mẹ, ân thầy bạn,
ân quốc gia xã-hội, ân Tam-Bảo.
a. ÂN CHA MẸ
Ân
sinh sản: Chín tháng cưu mang, bà mẹ bỏ ăn mất ngủ, thân
thể không an. Ðến khi sanh
sản đau đớn vô cùng khác gì đứt từng khúc ruột. Còn cha phải chạy ngược chạy xuôi, lo sắm vật dụng
để chu-toàn cho mẹ con, và hồi hộp trông mong cho mẹ con được vuông
tròn.
Ân
nuôi nấng: Khi mới sanh, phải nhờ cha mẹ đồ sữa mem cơm,
bồng ẳm dắt-dìu, cha mẹ phải luôn luôn săn sóc, không thể rời
xa được một ngày.
Ân thuốc thang : Mỗi khi khôn lớn, cha mẹ phải chăm lo dạy bảo, trau dồi đức hạnh để con đủ tư cách làm người, và để tự nuôi nấng ở đời.
B. ÂN THẦY BẠN
Mở
rộng kiến thức : Vì muốn nâng cao trình độ hiểu biết
cho ta, nên thầy phải gia công dạy bảo, không kể hao tổn tinh-thần.
Khuyến-khích
: Thầy bạn luôn ở bên mình để khuyến khích dắt dẫn,
trong những lúc bị thất vọng chán-nản, trong những trường hợp khó
khăn, trong những lúc bị tai nạn bất ngờ.
Khai
sáng trí thức : Bây giờ biết đọc biết viết, biết nhận
xét sự lý, toàn nhờ công ơn của thầy bạn đã luôn luôn dạy bảo
dắt dìu.
C. ÂN QUỐC-GIA XÃ-HỘI
Trị
An : Nhờ những vị chưởng quản việc nước, lo sửa sang nước
nhà, mở-mang các công-nghệ, dẹp trừ những kẻ tham lam bóc lột, đem
lại thái-bình thạnh-trị cho dân chúng.
Giữ
gìn biên-giới : Nhờ ơn chính-phủ lo bảo toàn biên-giới
không cho giặc cướp xâm lăng, nên dân chúng mới được an toàn.
Cơm
áo : Ta có cơm ăn áo mặc, toàn nhờ công ơn của người
nông-phu, kẻ dệt vải...
Thuốc
thang : Các lương-y hảo dược giúp chúng ta thoát khỏi
đau ốm được sống lành mạnh vui vẻ.
Súc
sanh : Trâu kéo cày, ngựa kéo xe đều là công ơn thay thế
sự mệt nhọc chúng ta.
D.
ÂN TAM-BẢO
Ân
Phật-bảo
a)
Xã quốc, thành thê tử : Vì muốn cứu độ chúng-sanh, nên
đức Phật bỏ tất cả quốc thành, bửu vị, thê tử, quyến thuộc
để xuất-gia tìm đạo.
b)
Sáu năm khổ hạnh : Vì muốn chứng chơn-lý để giải thoát
chúng-sanh, nên Ngài đã quên đói rét, tu khổ-hạnh sáu năm trời. Rồi Ngài lại ngồi tham thuyền 49 ngày dưới gốc cây
Tát-ba-la để thành đạo cứu độ chúng-sanh.
c) Thuyết-pháp giáo-hóa : Trong 49 năm, Ngài không quản những nỗi gian lao khổ nhọc đi khắp đó đây, để thuyết pháp giáo-hóa chúng-sanh, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo căn cơ mà dạy-dỗ, dẫn dắt chúng-sanh, để chánh pháp được lưu truyền muôn thuở.
Ân
Pháp-bảo :
a)
Mở đường giải-thoát : Nhờ pháp-bảo, chúng ta mới biết
đường lối tu hành, thoát ly sanh tử, chứng cảnh giới thanh tịnh
an vui.
b)
Giản trạch tà chánh : Nhờ pháp-bảo, chúng ta nhận rõ
được sự lý trong vũ-trụ, phân biệt được các pháp tà chánh.
c) Diệt ác hưng thiện : Pháp-bảo có công năng dẹp trừ những ác pháp, bồi đắp, phát khởi các thiện pháp.
Ân
Tăng bảo :
a) Duy trì chánh pháp : Các vị xuất-gia tu hành, phiên dịch, diễn giảng ba Tạng giáo-điển, khiến Phật-pháp thường còn không mất.
b)
Thay Phật thuyết pháp : Sau khi Ðức Phật nhập diệt, các vị
Tăng-già chịu lời phúc chúc của đức Phật, đem đạo mầu giáo hóa
khắp nơi.
c)
Truyền trao giáo pháp : Các vị tại gia cư sĩ muốn phát tâm
cầu đạo giải thoát, đều nhờ các vị Tăng già truyền trao giới
pháp nêu gương tu hành.
III.
PHƯƠNG TIỆN ÐỀN TRẢ BỐN ÂN
a.
Cách Báo Ân Cha Mẹ:
b.
Cách Báo Ân Thầy Bạn:
c.
Cách
Báo Ân Quốc Gia Xã Hội:
d.
Cách Báo Ân Phật Pháp Tăng:
IV.
KẾT LUẬN:
Không luận người sang kẻ hèn, đã sống
ở đời tức phải biết bốn ân và tìm tất cả phương tiện để trả.
Riêng đối với người Phật tử, được nhận rõ công ơn của chúng
sanh, của Phật Pháp Tăng nên cần phải luôn luôn cố gắng đền đáp bốn
ân. Và muốn vậy, người Phật
tử phải nhận rõ rằng, chỉ có sống đúng theo lời Phật dạy, và khuyến
hóa mọi người, mọi loài đều sống theo lời Phật dạy, là cách đền
ơn trả nghĩa quý hóa thiết thực nhất, và đúng với bản nguyện của
chư Phật và các vị Bồ tát.