Bốn
Nhiếp Pháp
I.
LỜI NÓI ÐẦU
Ðức Phật ra
đời với một ý niệm lợi sanh. Cho
nên trong tất cả phương tiện giáo hóa khuyến tu của Ngài, không một
pháp môn nào ra ngoài mục đích ấy.
Phật tử cũng vậy,
học Phật không những riêng giác ngộ cho mình, còn giác ngộ cùng khắp
tất cả, nghĩa là phải lợi sanh.
Song muốn thực
hiện tinh thần lợi sanh của Ðức Phật, Phật tử cần phải học hành bốn
nhiếp pháp. Bốn nhiếp pháp là
những phương tiện giản dị, căn cứ vào lòng từ bi để khuyến hóa chúng
sanh bỏ tà theo chánh.
II.
ÐỊNH NGHĨA
Bốn nhiếp pháp
là bốn phương pháp nhiếp hóa chúng sanh, nghĩa là bốn phương tiện
này ứng dụng trong mọi trường hợp và hoàn cảnh, có công năng nhiếp
phục và giác ngộ chúng sanh.
III.
HÀNH TƯỚNG BốN
NHIẾP
PHÁP
Bốn nhiếp pháp
là: Bố thí, ái ngữ, lợi hành
và đồng sự.
1.
Bố thí nhiếp: Nhiếp
hóa bằng cách bố thí. Bố
thí có ba phương diện
a.
Tài thí: Cũng
gọi là Tư sanh thí. Nghĩa là
đem của cải giúp đỡ đời sống thiết thực cho chúng sanh.
Tài có 2:
1.
Ngoại tài: Của
cải ngoài tự thân như: Bố thí
tiền bạc, áo cơm, nhà cửa, thuốc thang v.v...
2.
Nội
tài: Của
cải ngay trên thân như bố thí thân mạng, bố thí sức lực, bố thí lời
nói, bố thí tư tưởng ý kiến v.v...
b.
Pháp thí: Ðem
giáo pháp chân chính bố thí. Pháp
có:
Cúng
dường chánh pháp: thiệt hành,
kính lễ, tụng đọc Phật Pháp, để hồI hướng công đức cho tất cả
chúng sanh.
c.
Vô úy thí: Bố
thí đức vô úy nghĩa là dùng tất cả các phương tiện bố thí để
chúng sanh an tâm trước mọI sự nguy hiểm và biến cố.
Vô úy thí có 4:
1.
Gặp khi đói kém: Ta
đem của cải áo cơm bố thí.
2.
Không làm ác gây hại
chúng sanh: Không
bao giờ làm các điều ác não hại chúng sanh, khiến chúng sanh nghe tên
thấy hình được khỏi các điều sợ hãi.
Làm
việc thiện mà lo sợ không thành, ta hãy bố thí bằng sức lực, ý kiến
hay của cải để tán trợ cho thành
tựu.
3.
Gặp tai nạn khủng khiếp ta hãy tìm phương giải cứu.
4.
Sợ khổ sanh tử luân hồi ta phải giáo hóa khuyến tu để cầu
giải thoát.
2.
Ái ngữ Nhiếp:
Dùng lời nói từ hòa thân mật và thành
thật để nhiếp hóa. Ái ngữ có
ba:
a.
Lời nói sáng suốt rõ ràng hợp chánh lý để cảm hóa hướng
dẫn người.
b.
Lời nói hòa nhã, hiền dịu để cảm hóa khuyến khích và
an ủi.
c.
Lời nói thành thật ngay thẳng không xảo quyệt, để cảm hóa
tăng trưởng lòng tin kính Phật, Pháp, Tăng.
3.
Lợi hành nhiếp: Nhiếp
hóa bằng tất cả hành động có lợi ích.
Lợi hành có hai:
a.
Lợi hành trong công việc: Thực
hành hạnh tài thí để tư trợ đời sống vật chất cho mọI ngườI, thực
hành hạnh pháp thí để giáo hóa mọI ngườI và thực hành hạnh vô úy
thí để dung hòa những tư tưởng khiếp nhược cho chúng sanh.
b.
Lợi hành trong sự tấn tu: Giữ
giới thanh tịnh, siên tu thiền quán, diệt trừ tham dục và đào thải
si mê v.v...
Lợi
hành trong công việc là đem lại lợi ích trực tiếp cho chúng sanh, nhưng
lợi hành trong sự tấn tu mới tích cực lợi ích chúng sanh một cách sâu
rộng, nhiếp hóa chúng sanh một cách tự tại.
4.
Ðồng sự nhiếp: Cùng
sống với chúng sanh trong một công việc và dung hòa trong mọi hoàn cảnh,
tư tưởng địa vị để cảm hóa và nhiếp phục.
Ðồng sự có 4:
a.
Cùng sống trong một công việc như: học tập, chức vụ, thương
mãi v.v...
b.
Cùng sống trong một hoàn cảnh như: giàu, nghèo, sang, hèn
v.v...
c.
Cùng sống trong một địa vị như: chức tước, quyền vị
v.v...
d.
Cùng sống trong một tư tưởng khác như: Thượng tần tư tưởng,
trung tầng tư tưởng và hạ đẳng tư tưởng để cảm hóa và nhiếp phục.
VI.
LỢI ÍCH CỦA
BỐN
NHIẾP
PHÁP
Ngoài công năng
hấp dẫn và nhiếp hóa, bốn nhiếp pháp còn có công năng đem lại thật
lợi hoàn toàn cho chúng sanh:
1.
Bố thí: Chúng
sanh sẽ được 3 món giải thoát.
a.
Giải thoát cảnh khổ bần cùng.
b.
Giải thoát tội chướng vô minh trong đời nay và nhiều
đời.
c.
Giải thoát mọi nỗi lo sợ.
2.
Ái ngữ: Chúng
sanh sẽ được 3 món tự tại.
a.
Tất cả giáo điển
vi diệu sẽ được tự tại thấu nhập.
b.
Tất cả phiền não sầu khổ sẽ được tự tại an vui.
c.
Tất cả công đức thù thắng sẽ được tự tại tăng trưởng.
3.
Lợi hành: Chúng
sanh sẽ được hai món tăng tiến
a.
Tăng tiến phước thiện trong tất cả hành vi.
b.
Tăng tiến đức độ trong tất cả ý niệm.
4.
Ðồng sự: chúng
sanh sẽ được hai món thành tựu:
a.
Cải thiện tất cả hạnh nghiệp bất chính để hoàn toàn thành
tựu hạnh nghiệp chơn chánh.
b.
Cải thiện tất cả ý niệm và tập quán bất chính để hoàn
toàn thành tựu ý niệm tập quán thiện mỹ.
V.
KẾT
LUẬN
Bốn nhiếp pháp
là một pháp môn rất cụ thể hoàn bị để "lợi sanh". Căn cứ vào lòng từ bi vô lượng của đức Phật, thì
lợi sanh là hạnh chính trong tất cả hạnh của đức Phật là mục đích
tối cao và duy nhất của đức Phật ra đời.
Vì thế Bốn nhiếp pháp có một giá trị đẹp đẽ và tiêu biểu
ý chí cao rộng của đức Phật, cũng như có một giá trị siêu việt
trong tất cả các phương pháp lợi sanh của Phật Ðà.
(Phật Pháp Ngành Thiếu; Thích Minh Châu,
Thích Ðức Tâm, Thích Thiện Ân, Thích Chân Trí)
Ðánh máy: Trúc Oanh, GÐPT Từ Ân, Hoa Kỳ