1. Ngành Oanh Vũ:
  1. SƠ SANH: Thời gian ba tháng
    Phật Pháp
  1. Hướng dẫn sơ khởi (orientation)
  2. Biết ba chuyện tiền thân
  3. Biết niệm Phật, thỉnh chuông
  1. BẬC MỞ MắT: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Ý nghĩa vào Ðoàn
  2. Châm ngôn và điều luật của Ðoàn
  3. Ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen
  4. Ba ngôi báu
  5. Biết ba mẫu chuyện Ðạo
  6. Sự tích Ðức Phật Thích Ca từ sơ sanh đến xuất gia
  7. Ý nghĩa màu áo Lam
    Chuyên Môn
  1. Hoạt động Thanh niên:
    1. Gút dây: Dẹp, thòng lọng, hoa hồng
    2. Dấu đi đường: Ði lối này, đường cấm, bắt đầu đi
  1. Văn nghệ:
    1. Hát: Ba bài hát ngắn (có điệu bộ)
    2. Kịch, múa: Tùy nghi áp dụng, phải có tính cách giáo dục
  1. Nữ công, Thủ công:
    1. Tập đồ tên Gia Ðình
    2. Tập thắt nơ
    3. Tập đồ Hoa Sen
    4. Tập làm bì thư

    5. Xếp quần áo, đánh giầy
  1. BẬC CÁNH MỀM: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Sự thích Ðức Phật Thích Ca từ xuất gia đến nhập diệt
  2. Nghi thức tụng niệm của Gia Ðình Phật Tử
  3. Ý nghĩa lễ Phật và niệm Phật
  4. Biết ba chuyện tiền thân
  5. Thuộc bài Sám Hối
    Chuyên Môn
  1. Hoạt động Thanh niên:
    1. Gút dây: Thuyền chài, quai chèo
    2. Truyền tin: Truyền tin bằng Morse, cờ
    3. Dấu đi đường: Trở ngại vượt qua, nhanh lên, trở lại đường củ, hết dấu; dấu đi đường cho bộ hành, xe đạp và skateboard
    4. Cứu thương: Băng bàn tay, bàn chân bằng khăn; rửa vết thương nhẹ và dùng band-aid
    5. Thường thức: Biết xem giờ, phút
    6. Trò chơi: Nói cách chơi của hai trò chơi
  1. Văn nghệ:
    1. Hát: Ba bài hát mới
    2. Kịch, múa: Tùy nghi áp dụng, phải có tính cách giáo dục
  1. Nữ công, Thủ công:
    1. Xếp giấy
    2. Làm bì thư
    3. Ðóng vở
    4. Làm lồng đèn xếp
    5. Ðồ và tô màu Hoa Sen
    6. Tập thắt các kiểu nơ
    7. Biết gói quà (băng keo)
  1. Việc nhà: Lau bàn ghế, xếp dọn chỗ ngủ, quét nhà, hút bụi
  1. BẬC CHÂN CỨNG: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Tập đánh chuông mõ
  2. Ý nghĩa cách chào của Gia Ðình Phật Tử
  3. Biết ba mẫu chuyện Ðạo
  4. Ý nghĩa ăn chay
    Chuyên Môn
  1. Hoạt động Thanh niên:
    1. Gút dây: Ghế đơn, cẳng chó
    2. Truyền tin: Một nhóm thông tín hiệu nhận bằng còi
    3. Dấu đi đường: Trại phía này, nước uống được, nước độc, rẽ hai, nhập một
    4. Cấp cứu: Biết dùng thuốc sát trùng, địa chỉ một bác sĩ, điện thoại cấp cứu
    5. Trò chơi: Ðiều khiển một trò chơi nhỏ
  1. Văn nghệ:
    1. Hát: Biết thêm ba bài hát
    2. Kịch, múa: Tùy nghi áp dụng, vui và có tính cách giáo dục
    3. Vẽ, thủ công: Dùng viết chì vẽ cờ Phật Giáo, cắt và dán. Vẽ Hoa Sen, cắt và dán. Cắt giấy hoa
    4. Làm văn: Tập viết thư, nhật ký Ðàn, Ðoàn
  1. Nữ công, Thủ công:
    1. Ðơm nút
    2. Nấu nước
    3. Sắp đặt đồ dùng đi trại
    4. Cột gói quà bằng giây
  1. Việc nhà: Xếp quần áo, chùi bàn ghế, giặt khăn, rửa chén
  1. BẬC TUNG BAY: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Ý nghĩa làm việc thiện
  2. Cách thức thiết bàn thờ Phật
  3. Ý nghĩa cờ Phật giáo
  4. Năm hạnh của người Phật Tử
  5. Năm chuyện tiền thân và mẫu chuyện Ðạo
  6. Sáu phép hòa kính
    Chuyên Môn
  1. Hoạt động Thanh niên:
    1. Gút dây: Cẳng ngỗng, ghế kép, ghế Anh, nối lạt
    2. Truyền tin: Thuộc hết các chữ, đọc vài loại mật thư
    3. Dấu đi đường: Thuộc hết các dấu
    4. Trò chơi: Ðiều khiển cả Ðàn chơi trò chơi nhỏ
    5. Thường thức: Sưu tầm, biết gởi thư
  1. Văn Nghệ:
    1. Hát: Biết thêm ba bài hát, điều khiển một Ðàn hát
    2. Kịch, múa: Tùy nghi áp dụng, vui và có tính cách giáo dục
    3. Làm văn: Viết tường thuật các cuộc họp, du ngoạn
  1. Nữ công, Thủ công:
    1. Nhíp áo
    2. Làm hộp giấy
    3. Nấu chè
    4. Nấu cơm, làm thức ăn ở trại
  1. Việc nhà: Lau dọn bàn thờ Phật
  1. Ngành Thiếu:
  1. Bậc Hướng Thiện: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Sự tích Ðức Phật Thích Ca (từ sơ sanh đến xuất gia)
  2. Biết hai chuyện:
    1. tiền thân: (1) Lòng Hiếu Chim Oanh Vũ, (2) Ðôi Mắt Thái Tử Câu Na La
    2. hay mẫu chuyện Ðạo: (1) Bà Lão Cúng Ðèn, (2) Thầy Tỳ Kheo Và Con Ngỗng
  3. Hiểu và thuộc bài Sám Hối
  4. Hiểu và thuộc châm ngôn và năm điều luật của ngành Thiếu
  5. Ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen và mục đích của Gia Ðình Phật Tử
  6. Ý nghĩa cờ Phật giáo
    Chuyên Môn
  1. Hoạt động thanh niên:
    1. Tổ chức: Hiểu biết hệ thống tổ chức Ðoàn
    2. Gút dây: Cẳng chó, thợ dệt, quai chèo, số 8
    3. Dấu đi đường: Biết và làm ít nhất 5 dấu đi đường
    4. Thông tin: Morse bằng còi
    5. Phương hướng: Biết tám hướng của la bàn
    6. Cứu thương: Biết chuẩn bị đối phó với thiên tai và hỏa hoạn, biết địa chỉ bác sĩ, gọi điện thoại cấp cứu
    7. Thường thức: Kết nút áo, vá áo
    8. Sử ký: Nhớ và có thể thuật lại một cách sơ lược những lịch sử vẻ vang của nước nhà
  1. Văn nghệ:
    1. Âm nhạc: Bài ca chính thức của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam và 10 bài hát ngắn
    2. Sân khấu: Kể lại cho đội nghe một câu chuyện tiền thân, biết những điệu múa đơn giản
    3. Hội họa và điêu khắc: Tập nắn những tỉnh vật và khắc trên phấn, trên tẩy, trang hoàng một bài báo, viết vài kiểu chữ in
    4. Thi văn: Viết lại một chuyện tiền thân và cảm tưởng
    5. Nhiếp ảnh: Biết các bộ phận bên ngoài của máy ảnh
  1. Nữ công gia chánh (dành cho Thiếu nữ): Thêu phù hiệu Gia Ðình, cấp hiệu, thêu Hoa Sen, rút chỉ khăn tay, may bao gối, nấu nước pha trà, cắt giấy hoa, thắt các kiểu nơ, đo kích thước huy hiệu, đồ các mẫu chữ tên Gia Ðình để thêu, làm bì thư, nấu hai món ăn chay, thổi cơm, nấu chè.

  1. Bậc Sơ Thiện: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Sự tích Ðức Phật Thích Ca (từ xuất gia đến nhập diệt)
  2. Sự tích Ðức Phật A Di ÐàÐức Quán Thế Âm
  3. Biết ba chuyện tiền thân hay mẫu chuyện Ðạo
  4. Ba ngôi báu, ba phép quy y, sáu phép hòa kính
  5. Ý nghĩa ăn chay (*)(tk1) và niệm Phật (*) (tk1)
  6. Hiểu và thuộc nghi thức thông thường
    Chuyên Môn
  1. Hoạt động thanh niên:
    1. Tổ chức: Hiểu biết về hệ thống tổ chức Gia Ðình Phật Tử
    2. Gút dây: Thuyền chài, sơn ca, kéo gỗ, căng dây, ghế đơn, ghế kép
    3. Dấu đi đường: Biết 10 dấu đi đường bằng mọi hình thức, biết dấu chân của 3 thú vật
    4. Thông tin: Morse bằng cờ và khăn tay
    5. Phương hướng: Biết tìm phương hướng bằng mặt trời, địa bàn, mặt trăng, biết làm sơ đồ hướng dẫn
    6. Cứu thương: Băng bó vết thương khuỷu tay, ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, biết cách khiêng người bị thương, biết làm cáng khiêng bằng mền, áo, giây
    7. Trại: Biết tìm chỗ và cách dựng lều, tự làm bếp cho mình ở trại
    8. Thường thức: Mạng một chỗ rách
    9. Thể dục thể thao: Bơi tự do 50m
    10. Vạn vật: Biết ba thứ cây độc
    11. Thiên văn: Biết đoán thời tiết bằng ba cách thông thường
    12. Sử ký: Biết những đoạn chính của 4 giai đoạn lịch sử của nước nhà
  1. Văn nghệ:
    1. Hát: Biết thêm 10 bài hát
    2. Sâu khấu: Kể lại chuyện tiền thân đã đọc, đóng một kịch ngắn, vui lửa trại, múa những điệu đơn giản
    3. Hội họa và điều khắc: Trang hoàng và trình bày một tờ báo Ðội, viết vài kiểu chữ cứng, nắn các thú vật, khắc trên gỗ
    4. Thi văn: Tường thuật một buổi trại, một buổi du ngoạn
    5. Nhiếp ảnh: Biết các bộ phận bên trong máy ảnh
  1. Nữ công gia chánh (dành cho ngành nữ): Thêu phù hiệu, cấp hiệu, thêu cờ, thêu Hoa Sen nổi, thêu tượng Phật bằng đường thụt lùi, may sách tay cho đoàn sinh, đan khăn quàng cổ, cắt giấy ren lót dĩa, nấu 4 món ăn chay, làm hai thứ bánh, làm hai thứ kẹo, làm vài món ăn chay ở trại
  1. Bậc Trung Thiện: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Sự tích Ðức Phật Di Lặc Ðức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
  2. Biết sự tích hai chùa ở Mỹ và hai chùa lớn ở Việt Nam (Chùa Quốc Ân & Chùa Thuyền Tôn)
  3. Hiểu lý nhân duyên, nhân quả, luân hồi (tham khảo 1v, 1e)
  4. Hiểu năm giới, mười điều thiện, bốn ân, bốn nhiếp pháp
  5. Tám quan trai
  6. Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời du nhập đến đời nhà Lý
    Chuyên Môn
  1. Hoạt động thanh niên:
    1. Gút dây: Mỏ chim, ghế kép không chạy, ghế Anh
    2. Dấu đi đường: Biết hết dấu đi đường, giao thông hàng ngày và cắm trại
    3. Truyền tin: Truyền tin bằng đèn, biết đọc mật thư, Semaphore
    4. Phương hướng: Biết 16 phương của la bàn, tìm phương hướng bằng đồng hồ, sao Bắc Ðẩu
    5. Cứu thương: Băng đầu, hô hấp nhân tạo, chết đuối, chết ngạt, biết dùng các thứ thuốc trong hộp thuốc cứu thương, biết đo nhiệt độ, chẩn mạch máu
    6. Thường thức: Ðóng kệ
    7. Trại: Biết vài kiểu bếp, tập điều khiển Ðội
    8. Thể dục thể thao: Chơi bóng chuyền, bóng bàn
    9. Vạn vật: Biết phân biệt nấm ăn được và nấm độc
    10. Thiên văn: Ðoán thời tiết qua hiện tượng báo tin trước
    11. Ước đạt: Biết tìm chiều cao (nhà, cây...) và rộng (sông, hồ...)
    12. Xã giao: Biết những phép xã giao thông thường
    13. Sử ký: Biết lịch sử từ Văn Thân đến nay
  1. Văn nghệ:
    1. Âm nhạc: Biết thêm 5 bài hát mới, biết ký âm pháp vở lòng, biết điều khiển một bài hát
    2. Sâu khấu: Kể cho Ðoàn nghe một câu chuyện vui, hùng, buồn, đóng kịch ngắn và tập dàn cảnh, múa những điệu đơn giản
    3. Hội họa: Trình bày bìa báo, báo Ðoàn, báo tường, vẽ huy hiệu Hoa Sen bằng máy điện toán
    4. Ðiêu khắc: Nắn mô hình khu trại, tập khắc trên gỗ
    5. Thi văn: Viết bài báo Ðội
    6. Nhiếp ảnh: Tập chụp hình phong cảnh
  1. Nữ công gia chánh (dành cho ngành nữ): Thêu cờ Ðoàn, thêu tên Gia Ðình, huy hiệu, cấp hiệu, thêu nổi tưởng Phật, thêu các câu châm ngôn, cắt may mũ, đan tất dài, làm hoa bằng vải, trang hoàng bàn thờ Phật, tổ chức một buổi tiệc trà chung, tiếp bạn, mời khách trong các cuộc vui, làm quản lý một ngày trại, dọn bữa cơm chay cho 4 người, làm bốn món bánh, làm 4 món kẹo, đan sách tay bằng dây
  1. Bậc Chánh Thiện: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Sự tích ngài Ca Diếp và ngài A Nan
  2. Sự tích ngài Nguyên Thiều và ngài Liễu Quán
  3. Bốn Ðế
  4. Muời Hai Nhân Duyên
  5. Bát Chánh Ðạo
  6. Kinh Mười Ðiều Thiện
  7. Thiện Ác Nghiệp Báo
  8. Sáu Ðộ
  9. Quán tưởng và niệm Phật
  10. Hiểu ý nghĩa an cư kiết hạ
  11. Lịch sử Phật giáo từ đời Trần đến cận đại
  12. Phương pháp ứng dụng đạo Phật vào đời sống thiếu niên
    Chuyên Môn
  1. Hoạt động thanh niên:
    1. Gút dây: Nút áo, hoa, thoát hiểm, cổ chai, hàm, thang dây, biết tất cả các nút thông dụng bằng tre và mây, đan giỏ, đan phên, làm trại sàn
    2. Dấu đi đường: Biết những luật đi đường, dấu hiệu các chiều xe đi, biết đoán chân thú vật, người và xe cộ
    3. Thông tin: Bằng khói, mặt trời, con mắt và những ám hiệu riêng biệt, đánh Morse từ 16 đến 20 chữ trong một phút, thảo mật thư, dùng trí nhớ đem một mật thư viết theo lối điện tín dài 25 tiếng đi 1 cây số hay nhắc lại 2 giờ sau khi nghe
    4. Cứu thương: Biết cách cấp cứu những vết thương nặng, chữa những vết thương nhẹ, biết cấp cứu trong những trường hợp sau đây: bất tỉnh, phong, lạnh, bị ngạt, say nắng, làm kinh, ngộ độc, bị những thú vật cắn, trặc gẫy xương, chửa lửa
    5. Phương hướng: Biết sao Thần Nông, Ðại Hùng Tinh, Tiểu Hùng Tinh và những chòm sao cần biết để tìm phương hướng
    6. Thiên văn: Biết thái dương hệ và những chòm sao đặc biệt
    7. Trại: Trại bay, trại tự túc, trang hoàng trại, dựng cột cờ, tổ chức một trò chơi, điều khiển một buổi họp vui
    8. Thường thức: Biết tháo và lắp xe đạp, bảo trì nhà cửa và đồ dùng
    9. Thể dục thể thao: Biết điều khiển một buổi tập thể dục trong 20 phút cho Ðội, biết bơi 50m mặc cả quần áo, lặn sâu 2m để tìm một viên gạch
    10. Vạn vật: Biết ương cây, trồng rau, và những cây ăn quả, biết các thú dữ để đề phòng
    11. Họa đồ: Biết đọc bản đồ, dùng địa bàn để đi một quãng dài 500m. Biết phác họa một bức tranh
    12. Lịch sử: Biết lịch sử cận đại các nước Á Ðông và những biến chuyển lớn trên thế giới trong thế kỷ 20
  1. Văn nghệ:
    1. Âm nhạc: Biết thêm 5 bài hát mới, học thêm ký âm pháp, biết điều khiền Ðoàn hát, tập sử dụng nhạc khí phổ thông (guita, kèn, sáo...)
    2. Sân khấu: Kể một chuyện cho Ðoàn nghe do Ðoàn Trưởng chọn
    3. Hội họa, điêu khắc: Tập vẽ tượng Phật, tập trình bày biểu ngữ, tập vẽ cảnh, một kỹ niệm ngày trại, tập nặn người, khắc trên gỗ, chì
    4. Thi văn: Tổ chức một tờ báo Ðội, Ðoàn, báo tường
    5. Nhiếp ảnh: Chụp hình phong cảnh
  1. Ngành Thanh:
  1. Bậc Hòa: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Mục đích của đạo Phật
  2. Phương pháp học, hiểu và thực hành Ðạo Phật
  3. Tam quy và ngũ giới
  4. Lược sử về hệ thống tổ chức Gia Ðình Phật Tử
  5. Người Phật Tử với gia đình, xã hội; Lục hòa và Tứ ân
  6. Ý nghĩa trai Tăng, chẩn tế, bố thí, cúng dường
  7. Ý nghĩa cờ Phật giáo
  8. Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ du nhập đến đời nhà Lý
  1. Bậc Trực: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo canh tân
  2. Ðại thừa và Tiểu thừa Phật giáo
  3. Xuất gia và tại gia học Phật
  4. Mười nhân duyên phát Bồ Ðề Tâm
  5. Hiểu kinh Thập Thiện, Tứ Diệu Ðế, Tứ Nhiếp Pháp
  6. Phương pháp ứng dụng đạo Phật vào đời sống
  7. Lễ nghi trong Ðạo Phật
  8. Ý nghĩa Pháp khí trong Ðạo Phật
  9. Lịch sử Phật giáo từ đời Trần đến nay
  10. Phật giáo với Tôn giáo
  11. Phật giáo với Khoa học
  12. Phật giáo với Triết học
  13. Phật giáo với Tâm lý học
  1. Ngành Huynh Trưởng:
  1. Bậc Kiên: Thời gian một năm
    Phật Pháp
  1. Lý thuyết tu học: Ngũ Minh Pháp
  2. Giáo lý căn bản: Ðại cương Phật Pháp và mục đích Phật Pháp
  3. Giáo lý xây dựng bản thân: Tam quy-Ngũ giới
  4. Giáo lý xây dựng gia đình và xã hội: Lục hòa, Tứ ân
  5. Hiểu biết tổ chức Phật giáo:
    1. Cờ Phật giáo
    2. Phật giáo với tinh thần dân chủ
    3. Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời du nhập
  1. Hiểu biết về Gia Ðình Phật Tử:
    1. Hệ thống tổ chức của một Gia Ðình Phật Tử
    2. Tinh thần giáo dục của Gia Ðình Phật Tử
    3. Quy chế Huynh Trưởng
  1. Bậc Trì: Thời gian tu học hai năm
    Phật Pháp
  1. Lý thuyết tu học: Thập Mục Ngưu Ðồ
  2. Giáo lý căn bản:
    1. Vô thường, vô ngã, không
    2. Tứ Diệu Ðế
  1. Giáo lý xây dựng bản thân:
    1. Mười điều thiện
    2. Ðếm hơi thở, niệm Phật
  1. Giáo lý xây dựng gia đình và xã hội:
    1. Tứ nhiếp pháp
    2. Kinh thiện sinh
  1. Nhận thức:
    1. Ðại Thừa, Tiểu Thừa; sự liên hệ giữa Tiểu Thừa và Ðại Thừa
    2. Kết tập kinh điển
  1. Hiểu rõ tổ chức Phật Giáo:
    1. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam thời Ðinh, Lê, Lý, Trần
    2. Phật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam
  1. Hiểu về Gia Ðình Phật Tử:
    1. Lược sử và hệ thống tổ chức Gia Ðình Phật Tử toàn quốc
    2. Gia Ðình Phật Tử sở tại
    3. Ứng dụng tinh thần giáo dục trong các bộ môn sinh hoạt
  1. Bậc Ðịnh: Thời gian tu học ba năm
    Phật Pháp
  1. Giáo lý căn bản:
  1. Giáo lý xây dựng bản thân:
    1. Bát quan trai
    2. Tứ niệm xứ
  1. Giáo lý xây dựng gia đình và xã hội:
    1. Lục độ
    2. Phát Bồ Ðề Tâm
    3. Kinh hiền nhân
  1. Nhận thức: Tại gia và xuất gia học Phật
  2. Hiểu về tổ chức Phật giáo: Lịch sử Phật giáo Việt Nam cận đại
  1. Hiểu về Gia Ðình Phật Tử: Hiểu về Gia Ðình Phật Tử tại nơi đang cư trú
TIẾNG VIệT
  1. Ngành Oanh:
  1. TRÌNH Ðộ 1:
  1. Phương pháp ghép vần, nguyên âm, phụ âm đơn dấu (A-an, B-be...), phụ âm đơn cuối (P-ap, T-at...), phụ âm kép (Nh-nho, Kh-kha...), nguyên âm kép đôi (Ai-Mai, Ua-mua...), dấu giọng (Ấm, nhỏ, ngã...)
  2. Chủ đích của trình độ một là luyện cho các em hiểu cách phát âm, ghép vần, và phân biệt được dấu giọng.
  1. TRÌNH Ðộ 2:
  1. Nguyên âm kép ba, bốn (Ang-dang, Iec-tiếc...; Oanh-Khoanh, Uông-chuông....), chữ cùng vần với nhau cong, long, trong..... Ðặt câu ngắn, tập đọc, viết chính tả.
  2. Chủ đích của trình độ 2 là luyện cho các em hiểu, nghe, viết, đọc và phân biệt được những chữ có cùng âm với nhau, biết đặt câu ngắn.
  1. TRÌNH Ðộ 3:
  1. Những bài tập đọc, học thuộc lòng ngắn, giản dị. Chủ đề hướng về quê hương, dân tộc, đạo pháp, gia đình, xã hội, phong tục, tập quán, tục ngữ, ca dao. Biết dùng văn phạm (danh từ, đại danh từ, tĩnh từ, động từ, cách chấm câu, dấu phẩy, dấu hỏi).
  2. Chủ đích của trình độ 3 là luyện cho các em hiểu ý chính của bài, trả lời câu hỏi, biết phân biệt danh từ, tĩnh từ, động từ, biết đặt câu và viết đoạn ngắn, biết dùng dấu chấm, phẩy, hỏi đúng chỗ.
  1. TRÌNH Ðộ 4:
  1. Những bài tập đọc, học thuộc lòng dài hơn, chữ khó hơn. Chủ đề hướng về quê hương, dân tộc, đạo pháp, gia đình, xã hội, phong tục, tập quán, tục ngữ, ca dao, tập làm các thể văn, miêu tả (cảnh, người, vật...), tường thuật, kể chuyện, viết thư, làm các thể thơ Việt Nam. Văn phạm (trạng từ, loại từ, chỉ định từ, giới từ, liên từ, tán thán từ, mệnh đề, câu, cách dùng dấu chấm than, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm phẩy, hai chấm.)
  2. Chủ đích của trình độ 4 là luyện cho các em hiểu được ý chính của bài, biết làm một bài luận văn, viết thư, tường thuật, biết cách dùng văn phạm căn bản trong một bài văn.
  1. Ngành Thiếu:
  1. Nếu là Ðoàn sinh chưa có căn bản Việt ngữ thì có thể dùng tài liệu của ngành Oanh để giảng dạy nhưng thời gian có thể ngắn hơn.
  2. Nếu là Ðoàn sinh đã thông thạo tiếng Việt thì đề nghị đi sâu vào chương trình Sử, Ðịa, Văn chương Việt Nam.
  1. Ngành Thanh:
(GÐPT VN tại Hoa Kỳ)
Ðược tu chính trong
Ðại Hội Huynh Trưởng
Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ
lần thứ V năm 1996.

Thư Viện Lam | Trang Chính